“Vũ nữ chân dài” - đó là câu cửa miệng nói vui của người dân miền Tây khi nói về đặc sản khô nhái ở vùng Bảy Núi (An Giang). Vào lúc cao điểm, mỗi ngày làng nghề đi săn hàng ngàn kg nhái tươi để chế biến ra món sản vật từ đồng ruộng này phục vụ dân nhậu. Ảnh: Dân Việt.Nghề làm khô nhái đã giúp cho nhiều người có việc làm thêm, tăng thêm thu nhập, nhất là trong mùa nông nhàn, khi các cánh đồng ở Bảy Núi đã gặt hái xong. Làng khô nhái đông đảo và thâm niên nhất tập trung ở xã Vĩnh Trung với hàng trăm người tham gia vào nhiều công đoạn làm khô như: soi nhái (bắt nhái trên đồng), lột nhái (làm thịt nhái), phơi nhái…Ảnh: Dân Việt.Đồ nghề đi săn nhái là cây vợt lưới dầy, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón dò cái và có chiều dài hơn 2m. Trong khâu soi nhái (chỉ làm ban đêm), mỗi người trung bình bắt được từ 3 – 7 kg nhái mỗi đêm, theo giá hiện tại bán được 25.000 – 30.000 đồng/kg. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.Nhái cơm con nhỏ, sau khi cắt đầu, lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.Theo Nông nghiệp Việt Nam, săn nhái là một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/người. Thông thường, cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện thời 300.000-400.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 500.000 - 650.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.Thịt chuột ở miền Tây, một món ăn xuất phát từ đồng ruộng, trở thành đặc sản có mặt trong các nhà và quán nhậu giá từ 50.000 -120.000 đồng/kg. Vào mùa, người dân ở miền Tây lại đổ xô đi săn chuột đồng. Ảnh: Zing.Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng. Ảnh: Zing.Săn chuột có nhiều hình thức như đào hang, bẫy, xiên hoặc đuổi cù trong ruộng lúa. Cách săn chuột phổ biến nhất hiện nay là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sinh sống. Trung bình một hang người săn sẽ bắt từ 1-10 con (tùy hang chuột ở nhiều hay ít). Ảnh: Zing.Theo những tay săn chuột chuyên nghiệp, thường săn chuột kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao. Giá thịt chuột chuột cống nhum từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg; chuột cơm sống 50.000-70.000 đồng/kg (tùy loại). Ảnh: Zing.Châu chấu là loài động vật có hại cho mùa màng, chuyên cắn phá cây lúa thế nhưng cũng là món đặc sản thơm ngon được nhiều dân nhậu ưa thích. Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Không chỉ là món ăn đồng quê hấp dẫn, việc săn bắt châu chấu cũng mang về thu nhập khá cao cho người dân. Ảnh: Dân Việt.Khoảng 1h sáng, khi màn đêm đang bao phủ trên các cánh đồng thì những “thợ săn” bắt đầu chuẩn bị dụng cụ để hành nghề. Dụng cụ "săn" chấu khá đơn giản: những chiếc vợt tay có đường kính miệng rộng khoảng 60 cm, cán dài khoảng 1 m; hai chiếc vợt gắn hai bên hông xe máy hoặc những cuộn lưới dài 50 - 60 m. Ảnh: Dân Việt.Trong phút chốc, châu chấu đã bám đầy lưới và nhóm "thợ săn" chỉ việc gom lưới lại rồi trút sản phẩm vào bao tải. Mỗi lần bắt theo kiểu này thường thu về được 30-40 kg. Với giá bán trung bình từ 60.000 tới 80.000/kg, mỗi đêm người thợ săn có thể kiếm được cả triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí. Ảnh: Dân Việt.Muỗm rang Lò là đặc sản mùa lúa chín được nhiều dân nhậu đặc biệt ưa thích. Muỗm rang ngon nhất là được bắt vào mùa lúa chín, lúc những con muỗm (muồm muỗm) béo vàng ươm, khi rang lên thơm lừng cực ngon. Ảnh: Cungphuot.Ở Bắc Kạn, nhiều người dân địa phương thường rủ nhau đi bắt muồm muỗm về làm thực phẩm, cải thiện bữa ăn gia đình, hoặc bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Ảnh: Internet.Ước tính, mỗi đêm riêng tại thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn, các hộ dân cũng phải bắt được hàng chục kg muỗm. Giá thu mua ở Chợ Đồn là 80.000 đồng/kg, còn tại thị xã nơi mua cao nhất là 120.000 đồng/kg. Vì vậy, rất nhiều người dân đã trắng đêm đi bắt muồm muỗm. Ảnh: Báo Yên Bái.
“Vũ nữ chân dài” - đó là câu cửa miệng nói vui của người dân miền Tây khi nói về đặc sản khô nhái ở vùng Bảy Núi (An Giang). Vào lúc cao điểm, mỗi ngày làng nghề đi săn hàng ngàn kg nhái tươi để chế biến ra món sản vật từ đồng ruộng này phục vụ dân nhậu. Ảnh: Dân Việt.
Nghề làm khô nhái đã giúp cho nhiều người có việc làm thêm, tăng thêm thu nhập, nhất là trong mùa nông nhàn, khi các cánh đồng ở Bảy Núi đã gặt hái xong. Làng khô nhái đông đảo và thâm niên nhất tập trung ở xã Vĩnh Trung với hàng trăm người tham gia vào nhiều công đoạn làm khô như: soi nhái (bắt nhái trên đồng), lột nhái (làm thịt nhái), phơi nhái…Ảnh: Dân Việt.
Đồ nghề đi săn nhái là cây vợt lưới dầy, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón dò cái và có chiều dài hơn 2m. Trong khâu soi nhái (chỉ làm ban đêm), mỗi người trung bình bắt được từ 3 – 7 kg nhái mỗi đêm, theo giá hiện tại bán được 25.000 – 30.000 đồng/kg. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Nhái cơm con nhỏ, sau khi cắt đầu, lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Theo Nông nghiệp Việt Nam, săn nhái là một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/người. Thông thường, cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện thời 300.000-400.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 500.000 - 650.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Thịt chuột ở miền Tây, một món ăn xuất phát từ đồng ruộng, trở thành đặc sản có mặt trong các nhà và quán nhậu giá từ 50.000 -120.000 đồng/kg. Vào mùa, người dân ở miền Tây lại đổ xô đi săn chuột đồng. Ảnh: Zing.
Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng. Ảnh: Zing.
Săn chuột có nhiều hình thức như đào hang, bẫy, xiên hoặc đuổi cù trong ruộng lúa. Cách săn chuột phổ biến nhất hiện nay là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sinh sống. Trung bình một hang người săn sẽ bắt từ 1-10 con (tùy hang chuột ở nhiều hay ít). Ảnh: Zing.
Theo những tay săn chuột chuyên nghiệp, thường săn chuột kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao. Giá thịt chuột chuột cống nhum từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg; chuột cơm sống 50.000-70.000 đồng/kg (tùy loại). Ảnh: Zing.
Châu chấu là loài động vật có hại cho mùa màng, chuyên cắn phá cây lúa thế nhưng cũng là món đặc sản thơm ngon được nhiều dân nhậu ưa thích. Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Không chỉ là món ăn đồng quê hấp dẫn, việc săn bắt châu chấu cũng mang về thu nhập khá cao cho người dân. Ảnh: Dân Việt.
Khoảng 1h sáng, khi màn đêm đang bao phủ trên các cánh đồng thì những “thợ săn” bắt đầu chuẩn bị dụng cụ để hành nghề. Dụng cụ "săn" chấu khá đơn giản: những chiếc vợt tay có đường kính miệng rộng khoảng 60 cm, cán dài khoảng 1 m; hai chiếc vợt gắn hai bên hông xe máy hoặc những cuộn lưới dài 50 - 60 m. Ảnh: Dân Việt.
Trong phút chốc, châu chấu đã bám đầy lưới và nhóm "thợ săn" chỉ việc gom lưới lại rồi trút sản phẩm vào bao tải. Mỗi lần bắt theo kiểu này thường thu về được 30-40 kg. Với giá bán trung bình từ 60.000 tới 80.000/kg, mỗi đêm người thợ săn có thể kiếm được cả triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí. Ảnh: Dân Việt.
Muỗm rang Lò là đặc sản mùa lúa chín được nhiều dân nhậu đặc biệt ưa thích. Muỗm rang ngon nhất là được bắt vào mùa lúa chín, lúc những con muỗm (muồm muỗm) béo vàng ươm, khi rang lên thơm lừng cực ngon. Ảnh: Cungphuot.
Ở Bắc Kạn, nhiều người dân địa phương thường rủ nhau đi bắt muồm muỗm về làm thực phẩm, cải thiện bữa ăn gia đình, hoặc bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Ảnh: Internet.
Ước tính, mỗi đêm riêng tại thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn, các hộ dân cũng phải bắt được hàng chục kg muỗm. Giá thu mua ở Chợ Đồn là 80.000 đồng/kg, còn tại thị xã nơi mua cao nhất là 120.000 đồng/kg. Vì vậy, rất nhiều người dân đã trắng đêm đi bắt muồm muỗm. Ảnh: Báo Yên Bái.