Cục Thống kê Lao Động của Mỹ mới đây đã đưa ra danh sách những công việc nguy hiểm nhất dễ dẫn đến tử vong cao. Đứng thứ 10 trong danh sách là công nhân các ngành công nghiệp nặng. Họ thường xuyên phải làm việc trong môi trường thiếu an toàn với hàng loạt máy móc như máy cẩu, máy nâng... Mỗi năm, tỷ lệ tử vong ngành này lại tăng thêm 5% và bị chấm 17,4 điểm về mức độ thiếu an toàn.Phần lớn người dân trên thế giới là nông dân, chủ đồn điền, trang trại... Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa đây là công việc an toàn. Hàng năm vẫn xảy ra những vụ tai nạn máy cày, ngộ độc thuốc trừ sâu, đột quỵ do lao động quá sức. Nghề nông bị chấm 21,3 điểm về mức độ nguy hiểm của mình. Tài xế xe tải luôn cần những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn để thực hiện những chuyến hành trình dài ngày. Đây cũng là nghề có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vụ tai nạn giao thông. Tài xế xe tải bị chấm 22,1 điểm. Nhân viên thợ điện chuyên lắp đặt sửa chữa cơ sở hạ tầng cho ngành điện luôn đối diện với nguy hiểm rình rập khi làm việc bên cạnh dòng điện hàng nghìn Volt. Chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến họ trả giá bằng cả mạng sống. Điểm số ngành này là 23,0. Một trong những bất ngờ trong trong danh sách này có công nhân vệ sinh. Hàng năm những tai nạn với máy nghiền rác, hay bị nhiễm khí độc từ chất thải công nghiệp thải ra thường xuyên xảy ra. Nghề này bị chấm đến 27,1 điểm. Công nhân ngành luyện quặng luôn đối mặt với sức nóng hàng ngàn độ, hóa chất hỗn hợp và những dây chuyền máy móc có khả năng gây thương vong nếu bất cẩn. Điểm số ngành này được chấm lên tới 37,0. Thợ xây dựng, thợ hồ luôn phải leo trèo, làm việc ở những vị trí nguy hiểm mà ít có những dụng cụ bảo hộ thực thụ. Nghề nghiệp này được chấm 40,5 điểm vì sự thiếu an toàn. Phi công là một nghề cao quý, và cũng gánh nhiều trách nhiệm nặng nề khi đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây tần suất các vụ rơi, mất tích máy bay càng ngày càng gia tăng khiến nghề công bị chấm đến 53,4 điểm. Ngư dân luôn phải ra khơi bám biển để mưu sinh. Nhưng biển cả vốn luôn khó lường với những cơn giông bão ập đến bất chợt, hay những vụ đắm, chìm thuyền do va chạm đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Nghề này được chấm đến 117,0 điểm, vượt xa so với những nghề nguy hiểm xếp sau. Nghề khai thác gỗ xếp vị trí nguy hiểm nhất với 127,8 điểm. Lý do bởi các cơ sở y tế hàng năm thường xuyên tiếp nhận các ca bị thương dẫn đến tử vong do máy cưa, xe kéo, cây đổ... Chưa kể đến việc đi rừng luôn tiềm tàng nguy hiểm bởi bệnh tật, thú dữ.
Cục Thống kê Lao Động của Mỹ mới đây đã đưa ra danh sách những công việc nguy hiểm nhất dễ dẫn đến tử vong cao. Đứng thứ 10 trong danh sách là công nhân các ngành công nghiệp nặng. Họ thường xuyên phải làm việc trong môi trường thiếu an toàn với hàng loạt máy móc như máy cẩu, máy nâng... Mỗi năm, tỷ lệ tử vong ngành này lại tăng thêm 5% và bị chấm 17,4 điểm về mức độ thiếu an toàn.
Phần lớn người dân trên thế giới là nông dân, chủ đồn điền, trang trại... Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa đây là công việc an toàn. Hàng năm vẫn xảy ra những vụ tai nạn máy cày, ngộ độc thuốc trừ sâu, đột quỵ do lao động quá sức. Nghề nông bị chấm 21,3 điểm về mức độ nguy hiểm của mình.
Tài xế xe tải luôn cần những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn để thực hiện những chuyến hành trình dài ngày. Đây cũng là nghề có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vụ tai nạn giao thông. Tài xế xe tải bị chấm 22,1 điểm.
Nhân viên thợ điện chuyên lắp đặt sửa chữa cơ sở hạ tầng cho ngành điện luôn đối diện với nguy hiểm rình rập khi làm việc bên cạnh dòng điện hàng nghìn Volt. Chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến họ trả giá bằng cả mạng sống. Điểm số ngành này là 23,0.
Một trong những bất ngờ trong trong danh sách này có công nhân vệ sinh. Hàng năm những tai nạn với máy nghiền rác, hay bị nhiễm khí độc từ chất thải công nghiệp thải ra thường xuyên xảy ra. Nghề này bị chấm đến 27,1 điểm.
Công nhân ngành luyện quặng luôn đối mặt với sức nóng hàng ngàn độ, hóa chất hỗn hợp và những dây chuyền máy móc có khả năng gây thương vong nếu bất cẩn. Điểm số ngành này được chấm lên tới 37,0.
Thợ xây dựng, thợ hồ luôn phải leo trèo, làm việc ở những vị trí nguy hiểm mà ít có những dụng cụ bảo hộ thực thụ. Nghề nghiệp này được chấm 40,5 điểm vì sự thiếu an toàn.
Phi công là một nghề cao quý, và cũng gánh nhiều trách nhiệm nặng nề khi đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây tần suất các vụ rơi, mất tích máy bay càng ngày càng gia tăng khiến nghề công bị chấm đến 53,4 điểm.
Ngư dân luôn phải ra khơi bám biển để mưu sinh. Nhưng biển cả vốn luôn khó lường với những cơn giông bão ập đến bất chợt, hay những vụ đắm, chìm thuyền do va chạm đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Nghề này được chấm đến 117,0 điểm, vượt xa so với những nghề nguy hiểm xếp sau.
Nghề khai thác gỗ xếp vị trí nguy hiểm nhất với 127,8 điểm. Lý do bởi các cơ sở y tế hàng năm thường xuyên tiếp nhận các ca bị thương dẫn đến tử vong do máy cưa, xe kéo, cây đổ... Chưa kể đến việc đi rừng luôn tiềm tàng nguy hiểm bởi bệnh tật, thú dữ.