Vị tộc trưởng và tổ tiên của triều đại Samsung - ông Lee Byung-chul đã khởi nghiệp bằng cách mở một cửa hàng chuyên nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất thực phẩm vào năm 1938 có tên Samsung với số tiền ít ỏi 25 USD. Ban đầu, tập đoàn Samsung Hàn Quốc tập trung vào công nghiệp nhẹ, nhưng khi nền kinh tế phát triển và nền tảng được tích lũy, công ty bắt đầu dấn vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và thị trường nhiều hơn. Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969.Nhiều thập kỷ sau, con trai của ông Lee Byung-chul là Lee Kun Hee đã gây dựng nên một trong những tập đoàn sản xuất điện thoại di động hàng đầu trên thị trường. Ban đầu, tập đoàn Samsung tập trung vào công nghiệp nhẹ, nhưng khi nền kinh tế phát triển và nền tảng được tích lũy, công ty bắt đầu dấn vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và thị trường nhiều hơn. Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969. Năm 2014, tài sản của tập đoàn Samsung được định giá lên tới 529,5 tỷ USD.Ông Lee Byung - Chull qua đời vào năm 1987, để lại công ty cho con trai thứ của ông Lee Kun Hee (ảnh đứng trước ngoài cùng bên phải). Trước đó, ông Lee Byung - Chull đã lựa chọn con trai cả Lee Maeng Hee để lãnh đạo Samsung trong năm 1967 khi về hưu. Thế nhưng, mối quan hệ trong gia đình họ Lee đã bị xáo trộn sau cuộc đảo chính do con trai thứ hai Lee Chang Hee tiến hành. Chang Hee đã tố cáo với chính phủ rằng bố mình có quỹ đen lên đến 1 triệu USD ở nước ngoài. Lee Byung - Chull cho rằng người con trai cả cũng tham gia vào âm mưu này. Ông đã dần loại bỏ quyền lực của người con cả, đẩy người con thứ Chang Hee đến Mỹ và quyết định lựa chọn Lee Kun Hee là người thừa kế.Dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee, Samsung đã bắt đầu chuyển đổi từ công ty Hàn Quốc trở thành tập đoàn thế giới với tư cách là thương hiệu châu Á mạnh mẽ bậc nhất. Năm 1996, Samsung Electronics trở thành công ty xuất khẩu chip, bộ nhớ hàng đầu thế giới và doanh thu đạt 87 tỷ USD, tương đương khoảng 19% tổng sản phẩm nội địa của Hàn Quốc.Samsung ra mắt điện thoại màn hình cảm ứng tại Mỹ vào năm 2003. Theo thống kê, có tới 20 triệu chiếc điện thoại di động Samsung đã được lưu hành trên thị trường Mỹ vào năm 2004.Lee Kun Hee đã phải từ chức chủ tịch Samsung vào tháng 4/2008 sau khi bị truy tố vì tội lợi dụng tên tuổi để tham ô và trốn thuế. Tháng 7/2008, ông bị kết án 3 năm tù treo và nộp phạt 90 triệu USD.Tháng 12/2009, Lee Kun Hee được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung -Bak để ông tiếp tục tham gia vào Ủy ban Olympics quốc tế. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng của Samsung chưa dừng tại đó, khi đầu năm 2012, hãng lại tiếp tục bị kết tội vì đã sao chép thiết kế của Apple và phải nộp phạt lên đến 1 tỷ USD.Những xung đột, kiện tụng giành quyền thừa kế của gia tộc nhà Lee Byung - Chull không chỉ ảnh hưởng tới chính trị mà còn gây xáo trộn nền kinh tế Hàn Quốc, ngốn nhiều giấy mực của báo chí thế giới trong hơn 1/4 thế kỷ qua. Cuộc chiến giữa hai anh em ruột của dòng họ Lee này đã khép lại vào tháng 2/2013 sau khi tòa án bác đơn đòi quyền hưởng di chúc của người anh cả Lee Maeng Hee.Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Lee Kun Hee, là người thừa kế tự động cho đế chế gia đình Samsung. Lee Jae-yong, 47 tuổi, tốt nghiệp Harvard và đang giữ chức Phó Chủ tịch của Samsung Electronics. Ông được giới truyền thông Hàn Quốc gọi là “Thái tử của Samsung” và là người kế nhiệm bố mình trong tương lai. Jaeyong phải vượt qua hai đối thủ khác là hai cô em gái để có thể chính thức trở thành người đứng đầu của Samsung.Lee Boo-jin, người con gái thứ hai của Lee Kun Hee, cũng là một đối thủ giành quyền người thừa kế với Lee Jae-yong. Lee Boo-jin là chủ tịch của khách sạn Shilla và đồng chủ tịch của Samsung Everland, aka Cheil Industries, theo Forbes.Là con út, Lee Seo-hyun (41 tuổi) giữ chức đồng chủ tịch của Cheil Industries. Lee Seo-hyun chịu trách nhiệm về vấn đề thời trang và quảng cáo cho các phòng ban của Samsung. Theo Korea Times, giới quan sát vẫn đang dõi theo thế hệ hiện tại của anh em họ Lee và không ít người tự hỏi liệu một cuộc chiến giành quyền lực có diễn ra trong thế hệ này.Tập đoàn Samsung đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ chính phủ Hàn Quốc để đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp của mình, Bloomberg đưa tin. Nhiều người suy đoán rằng tập đoàn này sẽ tách ra như nó đã làm trong năm 1991 và 1997. Trong ảnh là công viên Samsung Everland - công viên giải trí lớn nhất Hàn Quốc thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Samsung.Theo dự kiến, người đứng đầu Samsung là ông Lee Kun-Hee đang chuẩn bị chuyển giao vị trí lãnh đạo cho thế hệ thứ ba là Lee Jae-yong. Thế nhưng, việc chuyển giao này đã vấp phải sự phản đối của tỷ phú đầu cơ Mỹ Paul Singer (ảnh). Hồi đầu tháng 6, Paul Singer, nhà hoạt động đầu tư và Giám đốc điều hành của Elliot Management Corp., đã mua 7,1% cổ phiếu từ Samsung C & T, công ty xây dựng của tập đoàn và trở thành cổ đông lớn thứ ba của công ty.
Vị tộc trưởng và tổ tiên của triều đại Samsung - ông Lee Byung-chul đã khởi nghiệp bằng cách mở một cửa hàng chuyên nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất thực phẩm vào năm 1938 có tên Samsung với số tiền ít ỏi 25 USD. Ban đầu, tập đoàn Samsung Hàn Quốc tập trung vào công nghiệp nhẹ, nhưng khi nền kinh tế phát triển và nền tảng được tích lũy, công ty bắt đầu dấn vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và thị trường nhiều hơn. Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969.
Nhiều thập kỷ sau, con trai của ông Lee Byung-chul là Lee Kun Hee đã gây dựng nên một trong những tập đoàn sản xuất điện thoại di động hàng đầu trên thị trường. Ban đầu, tập đoàn Samsung tập trung vào công nghiệp nhẹ, nhưng khi nền kinh tế phát triển và nền tảng được tích lũy, công ty bắt đầu dấn vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và thị trường nhiều hơn. Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969. Năm 2014, tài sản của tập đoàn Samsung được định giá lên tới 529,5 tỷ USD.
Ông Lee Byung - Chull qua đời vào năm 1987, để lại công ty cho con trai thứ của ông Lee Kun Hee (ảnh đứng trước ngoài cùng bên phải). Trước đó, ông Lee Byung - Chull đã lựa chọn con trai cả Lee Maeng Hee để lãnh đạo Samsung trong năm 1967 khi về hưu. Thế nhưng, mối quan hệ trong gia đình họ Lee đã bị xáo trộn sau cuộc đảo chính do con trai thứ hai Lee Chang Hee tiến hành. Chang Hee đã tố cáo với chính phủ rằng bố mình có quỹ đen lên đến 1 triệu USD ở nước ngoài. Lee Byung - Chull cho rằng người con trai cả cũng tham gia vào âm mưu này. Ông đã dần loại bỏ quyền lực của người con cả, đẩy người con thứ Chang Hee đến Mỹ và quyết định lựa chọn Lee Kun Hee là người thừa kế.
Dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee, Samsung đã bắt đầu chuyển đổi từ công ty Hàn Quốc trở thành tập đoàn thế giới với tư cách là thương hiệu châu Á mạnh mẽ bậc nhất. Năm 1996, Samsung Electronics trở thành công ty xuất khẩu chip, bộ nhớ hàng đầu thế giới và doanh thu đạt 87 tỷ USD, tương đương khoảng 19% tổng sản phẩm nội địa của Hàn Quốc.
Samsung ra mắt điện thoại màn hình cảm ứng tại Mỹ vào năm 2003. Theo thống kê, có tới 20 triệu chiếc điện thoại di động Samsung đã được lưu hành trên thị trường Mỹ vào năm 2004.
Lee Kun Hee đã phải từ chức chủ tịch Samsung vào tháng 4/2008 sau khi bị truy tố vì tội lợi dụng tên tuổi để tham ô và trốn thuế. Tháng 7/2008, ông bị kết án 3 năm tù treo và nộp phạt 90 triệu USD.
Tháng 12/2009, Lee Kun Hee được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung -Bak để ông tiếp tục tham gia vào Ủy ban Olympics quốc tế. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng của Samsung chưa dừng tại đó, khi đầu năm 2012, hãng lại tiếp tục bị kết tội vì đã sao chép thiết kế của Apple và phải nộp phạt lên đến 1 tỷ USD.
Những xung đột, kiện tụng giành quyền thừa kế của gia tộc nhà Lee Byung - Chull không chỉ ảnh hưởng tới chính trị mà còn gây xáo trộn nền kinh tế Hàn Quốc, ngốn nhiều giấy mực của báo chí thế giới trong hơn 1/4 thế kỷ qua. Cuộc chiến giữa hai anh em ruột của dòng họ Lee này đã khép lại vào tháng 2/2013 sau khi tòa án bác đơn đòi quyền hưởng di chúc của người anh cả Lee Maeng Hee.
Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Lee Kun Hee, là người thừa kế tự động cho đế chế gia đình Samsung. Lee Jae-yong, 47 tuổi, tốt nghiệp Harvard và đang giữ chức Phó Chủ tịch của Samsung Electronics. Ông được giới truyền thông Hàn Quốc gọi là “Thái tử của Samsung” và là người kế nhiệm bố mình trong tương lai. Jaeyong phải vượt qua hai đối thủ khác là hai cô em gái để có thể chính thức trở thành người đứng đầu của Samsung.
Lee Boo-jin, người con gái thứ hai của Lee Kun Hee, cũng là một đối thủ giành quyền người thừa kế với Lee Jae-yong. Lee Boo-jin là chủ tịch của khách sạn Shilla và đồng chủ tịch của Samsung Everland, aka Cheil Industries, theo Forbes.
Là con út, Lee Seo-hyun (41 tuổi) giữ chức đồng chủ tịch của Cheil Industries. Lee Seo-hyun chịu trách nhiệm về vấn đề thời trang và quảng cáo cho các phòng ban của Samsung. Theo Korea Times, giới quan sát vẫn đang dõi theo thế hệ hiện tại của anh em họ Lee và không ít người tự hỏi liệu một cuộc chiến giành quyền lực có diễn ra trong thế hệ này.
Tập đoàn Samsung đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ chính phủ Hàn Quốc để đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp của mình, Bloomberg đưa tin. Nhiều người suy đoán rằng tập đoàn này sẽ tách ra như nó đã làm trong năm 1991 và 1997. Trong ảnh là công viên Samsung Everland - công viên giải trí lớn nhất Hàn Quốc thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Samsung.
Theo dự kiến, người đứng đầu Samsung là ông Lee Kun-Hee đang chuẩn bị chuyển giao vị trí lãnh đạo cho thế hệ thứ ba là Lee Jae-yong. Thế nhưng, việc chuyển giao này đã vấp phải sự phản đối của tỷ phú đầu cơ Mỹ Paul Singer (ảnh). Hồi đầu tháng 6, Paul Singer, nhà hoạt động đầu tư và Giám đốc điều hành của Elliot Management Corp., đã mua 7,1% cổ phiếu từ Samsung C & T, công ty xây dựng của tập đoàn và trở thành cổ đông lớn thứ ba của công ty.