Đại bàng vàng Mông Cổ có tên khoa học là Golden Eagle, khi nhập từ Slovenia về Việt Nam với đầy đủ giấy tờ có giá khoảng 10.000 USD/con. Cặp đại bàng của anh Nguyễn Mạnh Hà là 2 con duy nhất có đầy đủ giấy tờ hơp lệ ở Việt Nam.Để sở hữu cặp đại bàng Mông Cổ này, chủ nhân của nó phải trải qua rất nhiều khâu như: phải có giấy khai sinh, kiểm tra chuồng trại xem có ảnh hưởng đến loài nào ở Việt Nam không, phải kiểm lâm ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam thẩm tra, cấp giấy chứng nhận có đủ khả năng nuôi hay không… mới được nhập về. Theo anh Hà, hiện tại ở Việt Nam chỉ có khoảng 5 con đại bàng vàng Mông Cổ; trong đó miền Bắc có 4 con và miền Nam có 1 con.Do đặc tính khá dữ dằn của loài đại bàng nên chúng thường được chủ buộc mũ lên đầu để tránh gây sát thương cho người và các loại chim khác. Chim đại bàng có đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn, có khả năng lao nhanh như tên bắn. Đây thực sự là là “nỗi khiếp đảm” của các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chồn, thỏ, chuột, sóc…Việc chăm sóc cho đại bàng Mông Cổ hết sức cầu kỳ. Thời gian cho chúng làm quen với môi trường, khí hậu, làm quen với người, đậu trên tay là lâu nhất (gọi là thời gian manining). Khi mới đưa về Hà Nội (năm 2015), anh Hà phải thường xuyên phải thức cùng chúng để “làm quen” và giữ chúng trên tay gần chỗ đông người để chúng thuần nhanh nhất.Móng vuốt của đại bàng rất nhọn, có khả năng gây sát thương cho tay trong quá trình tập luyện. Chính vì vậy, người chơi phải sử găng tay 3 lớp làm bằng da thật.Sải cánh dài khoảng 2m và cân nặng gần 5kg. Chúng có khả năng săn những con mồi lớn, tuy nhiên, khi nhập về Việt Nam, anh Hà chỉ có hai mục đích, huấn luyện bay về tay và sinh sản. Huấn luyện thả, bay về tay đã là thành công bởi theo anh Hà, ở Việt Nam không có môi trường cho chúng săn vì dòng này là dòng chuyên săn những con mồi lớn như sói, nai, hươi...Hai chú chim đại bàng vàng Mông Cổ, một đực, một cái, khoảng 4 - 5 năm nữa mới sinh sản được. Chính vì vậy, người chơi loài này đòi hỏi sự kiên trì, đầu tư tiền bạc và công sức. Mỗi tháng riêng tiền thức ăn gần 1 triệu đồng/con, chưa kể thuê người chăm sóc.Một ngày, người chơi thường cho chúng tập bay một lần. Hiện tại, hai chú chim chỉ tập bay về tay và phải buộc dây vào chân, phòng trường hợp chim bay mất. Muốn kiểm soát được chúng khi thả bay xa không sợ mất, người chơi phải có định vị GPS, dụng cụ này giúp người chơi xác định được vị trí bay của đại bàng ở trên không trong khi đang huấn luyện hoặc thả đi săn và để phát tín hiệu cho chim bay về. Khoảng cách định vị của thiết bị này có bán kính khoảng 80km.Muốn tập cho chúng bay về tay phải để cho chúng đói, khi đó gọi về tay mới dễ dàng. Hiện tại, hai chú đại bàng này vừa mới qua thời kỳ thay lông, một năm thay lông một lần. Khi mới nhập về lông của chúng có màu vàng, đến giờ lông đã sang màu nâu, rất mượt.Thức ăn của giống đại bàng vàng Mông Cổ là các loại thịt động vật như gà, chuột và chim nhỏ. Những người chơi cho biết, để huấn luyện chim săn mồi được thuần thục là cả một quá trình khó khăn từ việc ép cân đến việc huấn luyện sao cho chim bay khi nghe thấy tiếng còi của chủ nhân.Việc chăm sóc đại bàng cũng tuân thủ đúng giờ giấc, sáng ra cho chúng tắm nắng, cho ăn đúng giờ, đến chiều tối có thể mang đến những chỗ đông người cho chúng làm quen.Đại bàng vàng Mông Cổ sống ở vùng có khí hậu lạnh, chúng thoát nhiệt ở đôi chân. Khi về Việt Nam, người chơi thường tưới nước hay cho ít đá vào chân của chúng để hạ nhiệt.Người chơi phải đặc biệt chú ý tới mỏ của chúng, nếu có dấu hiệu bất thường phải rửa sạch, tra thuốc vì nếu phát sinh bệnh ở mỏ rất khó chữa. Sau khi cho ăn, phải rửa sạch sẽ để phòng tránh bệnh.Đại bàng xoè lông khoe bộ phận sinh sản. Cặp đại vàng Mông Cổ được "nhập khẩu" về Việt Nam với mục đích là sinh sản nên nhiều dân chơi chim hỏi mua nhưng chủ nhân của chúng không bán. Hiện tại, hai chú chim được anh Hà nuôi ở một trang trại ở huyện Thường Tín (Hà Nội).
Đại bàng vàng Mông Cổ có tên khoa học là Golden Eagle, khi nhập từ Slovenia về Việt Nam với đầy đủ giấy tờ có giá khoảng 10.000 USD/con. Cặp đại bàng của anh Nguyễn Mạnh Hà là 2 con duy nhất có đầy đủ giấy tờ hơp lệ ở Việt Nam.
Để sở hữu cặp đại bàng Mông Cổ này, chủ nhân của nó phải trải qua rất nhiều khâu như: phải có giấy khai sinh, kiểm tra chuồng trại xem có ảnh hưởng đến loài nào ở Việt Nam không, phải kiểm lâm ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam thẩm tra, cấp giấy chứng nhận có đủ khả năng nuôi hay không… mới được nhập về. Theo anh Hà, hiện tại ở Việt Nam chỉ có khoảng 5 con đại bàng vàng Mông Cổ; trong đó miền Bắc có 4 con và miền Nam có 1 con.
Do đặc tính khá dữ dằn của loài đại bàng nên chúng thường được chủ buộc mũ lên đầu để tránh gây sát thương cho người và các loại chim khác. Chim đại bàng có đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn, có khả năng lao nhanh như tên bắn. Đây thực sự là là “nỗi khiếp đảm” của các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chồn, thỏ, chuột, sóc…
Việc chăm sóc cho đại bàng Mông Cổ hết sức cầu kỳ. Thời gian cho chúng làm quen với môi trường, khí hậu, làm quen với người, đậu trên tay là lâu nhất (gọi là thời gian manining). Khi mới đưa về Hà Nội (năm 2015), anh Hà phải thường xuyên phải thức cùng chúng để “làm quen” và giữ chúng trên tay gần chỗ đông người để chúng thuần nhanh nhất.
Móng vuốt của đại bàng rất nhọn, có khả năng gây sát thương cho tay trong quá trình tập luyện. Chính vì vậy, người chơi phải sử găng tay 3 lớp làm bằng da thật.
Sải cánh dài khoảng 2m và cân nặng gần 5kg. Chúng có khả năng săn những con mồi lớn, tuy nhiên, khi nhập về Việt Nam, anh Hà chỉ có hai mục đích, huấn luyện bay về tay và sinh sản. Huấn luyện thả, bay về tay đã là thành công bởi theo anh Hà, ở Việt Nam không có môi trường cho chúng săn vì dòng này là dòng chuyên săn những con mồi lớn như sói, nai, hươi...
Hai chú chim đại bàng vàng Mông Cổ, một đực, một cái, khoảng 4 - 5 năm nữa mới sinh sản được. Chính vì vậy, người chơi loài này đòi hỏi sự kiên trì, đầu tư tiền bạc và công sức. Mỗi tháng riêng tiền thức ăn gần 1 triệu đồng/con, chưa kể thuê người chăm sóc.
Một ngày, người chơi thường cho chúng tập bay một lần. Hiện tại, hai chú chim chỉ tập bay về tay và phải buộc dây vào chân, phòng trường hợp chim bay mất. Muốn kiểm soát được chúng khi thả bay xa không sợ mất, người chơi phải có định vị GPS, dụng cụ này giúp người chơi xác định được vị trí bay của đại bàng ở trên không trong khi đang huấn luyện hoặc thả đi săn và để phát tín hiệu cho chim bay về. Khoảng cách định vị của thiết bị này có bán kính khoảng 80km.
Muốn tập cho chúng bay về tay phải để cho chúng đói, khi đó gọi về tay mới dễ dàng. Hiện tại, hai chú đại bàng này vừa mới qua thời kỳ thay lông, một năm thay lông một lần. Khi mới nhập về lông của chúng có màu vàng, đến giờ lông đã sang màu nâu, rất mượt.
Thức ăn của giống đại bàng vàng Mông Cổ là các loại thịt động vật như gà, chuột và chim nhỏ. Những người chơi cho biết, để huấn luyện chim săn mồi được thuần thục là cả một quá trình khó khăn từ việc ép cân đến việc huấn luyện sao cho chim bay khi nghe thấy tiếng còi của chủ nhân.
Việc chăm sóc đại bàng cũng tuân thủ đúng giờ giấc, sáng ra cho chúng tắm nắng, cho ăn đúng giờ, đến chiều tối có thể mang đến những chỗ đông người cho chúng làm quen.
Đại bàng vàng Mông Cổ sống ở vùng có khí hậu lạnh, chúng thoát nhiệt ở đôi chân. Khi về Việt Nam, người chơi thường tưới nước hay cho ít đá vào chân của chúng để hạ nhiệt.
Người chơi phải đặc biệt chú ý tới mỏ của chúng, nếu có dấu hiệu bất thường phải rửa sạch, tra thuốc vì nếu phát sinh bệnh ở mỏ rất khó chữa. Sau khi cho ăn, phải rửa sạch sẽ để phòng tránh bệnh.
Đại bàng xoè lông khoe bộ phận sinh sản. Cặp đại vàng Mông Cổ được "nhập khẩu" về Việt Nam với mục đích là sinh sản nên nhiều dân chơi chim hỏi mua nhưng chủ nhân của chúng không bán. Hiện tại, hai chú chim được anh Hà nuôi ở một trang trại ở huyện Thường Tín (Hà Nội).