Theo thông tin trên BBC, mỗi năm, 80 tấn rắn biển có nọc độc được ngư dân đánh bắt tại vịnh Thái Lan. Rắn biển là món hàng hiếm, có lợi ích kinh tế cao khiến ngư dân phải ngày đêm giong thuyền ra khơi săn lùng, bất chấp nguy hiểm rình rập. Đánh bắt rắn biển là công việc rủi ro cao cho ngư dân bởi họ có thể mất mạng nếu bị sinh vật biển này cắn. Loài rắn biển có nọc độc đặt biệt mạnh có thể khiến con người tử vong. Bên cạnh đó, việc đánh bắt nhiều cũng khiến loài rắn biển có nguy cơ tuyệt chủng.Mặc dù đây là một công việc nguy hiểm nhưng lại mang về lợi ích kinh tế cao nên người dân vẫn tiếp tục bám biển.Công việc đánh bắt rắn biển thường diễn ra vào ban đêm. Trên những con thuyền nhỏ, thủy thủ đoàn có từ 7-25 người sử dụng đèn điện để thu hút mực. Ánh sáng cũng hấp dẫn các loài rắn và chúng được đánh bắt lên bờ cùng lúc. Rắn biển thường được cầm nắm bằng tay không, điều này rất nguy hiểm cho ngư dân.Những con rắn biển thường được dùng làm thực phẩm, đồ uống hay thuốc ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Việt Nam. Thịt rắn là một món ăn. Nó có thể được chiên hoặc nấu súp. Tim và gan rắn được cho là có lợi đối với phụ nữ mang thai.Các thợ lặn bắt tôm hùm ở Nicaragua phải lênh đênh trên biển 8-10 ngày để đánh bắt tôm cá bất chấp nhiều nguy hiểm đang rình rập.The Spanish Lady là một trong hơn 20 tàu thuyền thương mại chuyên ra khơi để lặn bắt tôm hùm ở Nicaragua. Chiếc tàu The Spanish Lady có thể chứa lên đến 50 người lao động, bao gồm cả một đội trưởng, đồng thuyền trưởng, thợ lặn, trợ lý lặn, cơ khí và các đầu bếp.Để bắt được những con tôm hùm, thợ lặn sử dụng móc câu và những kỹ năng riêng của mình.Một thợ lặn đang chuẩn bị chút tôm hùm ra giỏ để chủ thuyền cân và tính ra tiền công.Những con tôm hùm được chủ tàu sơ chế và ướp đá để chờ ngày quay về đất liền bán cho các thương gia.Sau những ngày bám biển đánh bắt, ngư dân Trung Quốc thu về được rất nhiều lươn biển. Cảnh ngư dân Trung Quốc ướp muối lươn biển trên đảo Hải Nam.Những con lươn biển được tập trung tại một cơ sở chuyên sơ chế bảo quản hải sản ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) để bảo quản.Hàng tấn lươn biển được mổ sạch sẽ rồi ướp muối bảo quản tại đây.Các ngư dân bắt tay vào mổ lươn biển. Để bảo quản lươn được lâu, người ta tiến hành ướp muối cho chúng.Ngư dân cẩn thận rắc muối vào từng thớ thịt của con lươn biển.
Theo thông tin trên BBC, mỗi năm, 80 tấn rắn biển có nọc độc được ngư dân đánh bắt tại vịnh Thái Lan. Rắn biển là món hàng hiếm, có lợi ích kinh tế cao khiến ngư dân phải ngày đêm giong thuyền ra khơi săn lùng, bất chấp nguy hiểm rình rập.
Đánh bắt rắn biển là công việc rủi ro cao cho ngư dân bởi họ có thể mất mạng nếu bị sinh vật biển này cắn. Loài rắn biển có nọc độc đặt biệt mạnh có thể khiến con người tử vong. Bên cạnh đó, việc đánh bắt nhiều cũng khiến loài rắn biển có nguy cơ tuyệt chủng.
Mặc dù đây là một công việc nguy hiểm nhưng lại mang về lợi ích kinh tế cao nên người dân vẫn tiếp tục bám biển.
Công việc đánh bắt rắn biển thường diễn ra vào ban đêm. Trên những con thuyền nhỏ, thủy thủ đoàn có từ 7-25 người sử dụng đèn điện để thu hút mực. Ánh sáng cũng hấp dẫn các loài rắn và chúng được đánh bắt lên bờ cùng lúc. Rắn biển thường được cầm nắm bằng tay không, điều này rất nguy hiểm cho ngư dân.
Những con rắn biển thường được dùng làm thực phẩm, đồ uống hay thuốc ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Việt Nam. Thịt rắn là một món ăn. Nó có thể được chiên hoặc nấu súp. Tim và gan rắn được cho là có lợi đối với phụ nữ mang thai.
Các thợ lặn bắt tôm hùm ở Nicaragua phải lênh đênh trên biển 8-10 ngày để đánh bắt tôm cá bất chấp nhiều nguy hiểm đang rình rập.
The Spanish Lady là một trong hơn 20 tàu thuyền thương mại chuyên ra khơi để lặn bắt tôm hùm ở Nicaragua. Chiếc tàu The Spanish Lady có thể chứa lên đến 50 người lao động, bao gồm cả một đội trưởng, đồng thuyền trưởng, thợ lặn, trợ lý lặn, cơ khí và các đầu bếp.
Để bắt được những con tôm hùm, thợ lặn sử dụng móc câu và những kỹ năng riêng của mình.
Một thợ lặn đang chuẩn bị chút tôm hùm ra giỏ để chủ thuyền cân và tính ra tiền công.
Những con tôm hùm được chủ tàu sơ chế và ướp đá để chờ ngày quay về đất liền bán cho các thương gia.
Sau những ngày bám biển đánh bắt, ngư dân Trung Quốc thu về được rất nhiều lươn biển. Cảnh ngư dân Trung Quốc ướp muối lươn biển trên đảo Hải Nam.
Những con lươn biển được tập trung tại một cơ sở chuyên sơ chế bảo quản hải sản ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) để bảo quản.
Hàng tấn lươn biển được mổ sạch sẽ rồi ướp muối bảo quản tại đây.
Các ngư dân bắt tay vào mổ lươn biển. Để bảo quản lươn được lâu, người ta tiến hành ướp muối cho chúng.
Ngư dân cẩn thận rắc muối vào từng thớ thịt của con lươn biển.