Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên. Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vnTrong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News. Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde. Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM. Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư.
Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên.
Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vn
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News.
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News.
Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde.
Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM.
Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư.