1. Mỹ có mức dự trữ vàng chính thức: 8.13,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,7%. Vào năm 1952, Mỹ có dự trữ vàng lớn nhất trong lịch sử nước này ở mức 20.663 tấn. Đến năm 1968, dự trữ vàng của Mỹ lần đầu tiên giảm dưới 10.000 tấn.2. Đức có mức dự trữ vàng chính thức: 3.381 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 67,1%. Vào năm 2013, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố kế hoạch đưa dự trữ vàng cất ở Mỹ và Pháp về nước. Bundesbank dự kiến đến năm 2020, một nửa dự trữ vàng của Đức sẽ đặt tại Frankfurt.3. Italy có mức dự trữ vàng chính thức: 2.451 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65%. Italy tuyên bố không bán vàng theo hiệp ước chung trong vài năm qua. Nhưng trong năm 2011, các ngân hàng nước này coi Ngân hàng Trung ương là nguồn cung vàng của cả nước.4. Pháp có mức dự trữ vàng chính thức: 2.435,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 62,1%. Vào tháng 11/2014, lãnh đạo cánh hữu Marine Le Pen của Pháp, người có khả năng trở thành Tổng thống tiếp theo của nước này, đề xuất Ngân hàng Trung ương Pháp nên mua thêm vàng để dự trữ.5. Trung Quốc với mức dự trữ vàng chính thức: 1.708,5 tấn: Trong quý 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng mua vào một lượng vàng lớn, khoảng 50 tấn. Tuy vậy, vàng chỉ chiếm khoảng 2% tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.6. Nga có mức dự trữ vàng chính thức: 1.352,2 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 13,1%. Trong quý 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) mua ròng 77,2 tấn vàng. Từ đầu năm đến nay, Nga là nước mua nhiều vàng dự trữ nhất thế giới, với tổng mức mua ròng là 144 tấn.7. Thụy Sỹ có mức dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 6,2%. Vào tháng 11/2014, cử tri Thụy Sỹ từ chối tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý mà kết quả có thể buộc Ngân hàng Trung ương nước này (SNB) tăng dự trữ vàng thêm 20%.8. Nhật Bản có mức dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2,2%. Vào năm 1950, Nhật Bản chỉ có 6 tấn vàng dự trữ, nhưng từ năm 1959, dự trữ vàng của nước này bắt đầu tăng mạnh. Vào năm đó, mức mua ròng vàng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) tăng 169 tấn so với năm 1958.9. Hà Lan với mức dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 55,8%. Vào cuối năm 2014, Ngân hàng Trung ương Hà Lan tuyên bố đưa một lượng lớn vàng dự trữ ở Mỹ mang về nước. Hà Lan hy vọng biện pháp này sẽ “tác động tích cực tới niềm tin của người dân” về sự an toàn của dự trữ vàng quốc gia.10. Ấn Độ có mức dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 5,6%. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới. Đồng thời, Ấn Độ cũng là nước có dự trữ vàng lớn thứ 10 thế giới.
1. Mỹ có mức dự trữ vàng chính thức: 8.13,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,7%. Vào năm 1952, Mỹ có dự trữ vàng lớn nhất trong lịch sử nước này ở mức 20.663 tấn. Đến năm 1968, dự trữ vàng của Mỹ lần đầu tiên giảm dưới 10.000 tấn.
2. Đức có mức dự trữ vàng chính thức: 3.381 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 67,1%. Vào năm 2013, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố kế hoạch đưa dự trữ vàng cất ở Mỹ và Pháp về nước. Bundesbank dự kiến đến năm 2020, một nửa dự trữ vàng của Đức sẽ đặt tại Frankfurt.
3. Italy có mức dự trữ vàng chính thức: 2.451 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65%. Italy tuyên bố không bán vàng theo hiệp ước chung trong vài năm qua. Nhưng trong năm 2011, các ngân hàng nước này coi Ngân hàng Trung ương là nguồn cung vàng của cả nước.
4. Pháp có mức dự trữ vàng chính thức: 2.435,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 62,1%. Vào tháng 11/2014, lãnh đạo cánh hữu Marine Le Pen của Pháp, người có khả năng trở thành Tổng thống tiếp theo của nước này, đề xuất Ngân hàng Trung ương Pháp nên mua thêm vàng để dự trữ.
5. Trung Quốc với mức dự trữ vàng chính thức: 1.708,5 tấn: Trong quý 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng mua vào một lượng vàng lớn, khoảng 50 tấn. Tuy vậy, vàng chỉ chiếm khoảng 2% tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.
6. Nga có mức dự trữ vàng chính thức: 1.352,2 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 13,1%. Trong quý 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) mua ròng 77,2 tấn vàng. Từ đầu năm đến nay, Nga là nước mua nhiều vàng dự trữ nhất thế giới, với tổng mức mua ròng là 144 tấn.
7. Thụy Sỹ có mức dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 6,2%. Vào tháng 11/2014, cử tri Thụy Sỹ từ chối tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý mà kết quả có thể buộc Ngân hàng Trung ương nước này (SNB) tăng dự trữ vàng thêm 20%.
8. Nhật Bản có mức dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2,2%. Vào năm 1950, Nhật Bản chỉ có 6 tấn vàng dự trữ, nhưng từ năm 1959, dự trữ vàng của nước này bắt đầu tăng mạnh. Vào năm đó, mức mua ròng vàng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) tăng 169 tấn so với năm 1958.
9. Hà Lan với mức dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 55,8%. Vào cuối năm 2014, Ngân hàng Trung ương Hà Lan tuyên bố đưa một lượng lớn vàng dự trữ ở Mỹ mang về nước. Hà Lan hy vọng biện pháp này sẽ “tác động tích cực tới niềm tin của người dân” về sự an toàn của dự trữ vàng quốc gia.
10. Ấn Độ có mức dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 5,6%. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới. Đồng thời, Ấn Độ cũng là nước có dự trữ vàng lớn thứ 10 thế giới.