Các vũ công chuẩn bị trong hậu trường trước buổi biểu diễn của nhà hát Khon. Vũ kịch mặt nạ Khon của Campuchia vừa được UNESCO, cơ quan văn hóa của Liên Hợp Quốc, liệt kê là một di sản văn hóa phi vật thể cùng phiên bản vũ kịch Lakhon Khol của nước láng giềng Thái Lan vào tháng 11 năm ngoái.Nghệ thuật vũ kịch mặt nạ Lakhon Khol từng bị Khmer Đỏ coi là suy đồi và bị cấm thực hành vào những năm 1970. Nghệ thuật này có nhiều biến thể khác nhau ở Đông Nam Á. Tất cả đều có các vũ công đeo các mặt nạ được vẽ công phu mô tả Ramayana, bài thơ sử thi tiếng Phạn kể về vị hoàng tử giải cứu vợ mình khỏi con quỷ với sự giúp đỡ của đội quân khỉ.Đạo cụ chuẩn bị cho buổi diễn ở chùa Wat Svay Andet, tỉnh Kandal, Campuchia, ngày 16/12/2018. Được truyền nghề từ cha và ông nội, Sun Rithy, 48 tuổi, dẫn dắt một trong những đoàn kịch Lakhon Khol cuối cùng ở Campuchia, gồm khoảng 20 nghệ sĩ và học sinh từ 6 đến 15 tuổi.Các nghệ sĩ trên sân khấu của buổi biểu diễn vũ kịch mặt nạ. Việc truyền dạy cho thế hệ sau có ý nghĩa sống còn đối với nghệ thuật vũ kịch Lakhon Khol. Tại Campuchia, loại hình nghệ thuật này vẫn đang vật lộn để phục hồi từ thời Khmer Đỏ. Dưới chế độ diệt chủng 1975-1979, ít nhất 1,7 triệu người, bao gồm các nghệ sĩ, vũ công và nhà văn, đã chết vì đói, làm việc quá sức, bệnh tật, hành quyết hoặc tra tấn.Sau khi Khmer Đỏ bị lật đổ, một số nghệ sĩ Lakhon Khol bắt đầu truyền dạy bộ môn này cho thế hệ sau. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia Phoeurng Sackona nói rằng điệu nhảy Lakhon Khol cần được bảo tồn ngay lập tức và kêu gọi tất cả mọi người tham gia.Phiên bản múa của Thái Lan được lưu giữ tốt hơn so với nước láng giềng nhưng cũng gặp khó khăn trong việc chiêu mộ các học viên mới.Vũ kịch Khon truyền thống của Thái Lan ban đầu được thực hành trong triều đình và hiện được giảng dạy tại nhiều trường học và đại học.Nhà hát mới được xây dựng tại Wat Svay Andet, một ngôi chùa Phật giáo bên ngoài thủ đô Phnom Penh, trở thành nơi lưu giữ và truyền dạy nghệ thuật vũ kịch mặt nạ của Campuchia.Các nghệ sĩ chuẩn bị trong hậu trường trước buổi biểu diễn ở Trung tâm Văn hóa Thái Lan, Bangkok, Thái Lan, ngày 7/11/2018.Mom Luang Pongsawad Sukhasvasti, 67 tuổi, làm việc trong xưởng chế tác mặt nạ ở tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Ông nối nghề chế tạo mặt nạ Khon của cha mình từ năm 10 tuổi. Mỗi chiếc mặt nạ mất một tháng để sản xuất, từ đúc khuôn thạch cao đến vẽ các chi tiết phức tạp.Các nghệ sĩ đi sau rèm sân khấu sau khi buổi diễn kết thúc ở Trung tâm Văn hóa Thái Lan. Các nghệ sĩ và nghệ nhân hy vọng việc UNESCO đưa vũ kịch mặt nạ vào danh sách di sản phi vật thể có thể nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc giảng dạy cũng như bảo tồn nghệ thuật truyền thống này."Những nghệ sĩ cao tuổi đang cố gắng duy trì điệu nhảy tại Wat Svay Andet. Tuy nhiên, việc bảo tồn nó còn phụ thuộc vào việc thế hệ trẻ có chấp nhận tiếp thu từ các bậc cao niên hay không", Bộ trưởng Phoeurng Sackona của Campuchia nói với Reuters.
Các vũ công chuẩn bị trong hậu trường trước buổi biểu diễn của nhà hát Khon. Vũ kịch mặt nạ Khon của Campuchia vừa được UNESCO, cơ quan văn hóa của Liên Hợp Quốc, liệt kê là một di sản văn hóa phi vật thể cùng phiên bản vũ kịch Lakhon Khol của nước láng giềng Thái Lan vào tháng 11 năm ngoái.
Nghệ thuật vũ kịch mặt nạ Lakhon Khol từng bị Khmer Đỏ coi là suy đồi và bị cấm thực hành vào những năm 1970. Nghệ thuật này có nhiều biến thể khác nhau ở Đông Nam Á. Tất cả đều có các vũ công đeo các mặt nạ được vẽ công phu mô tả Ramayana, bài thơ sử thi tiếng Phạn kể về vị hoàng tử giải cứu vợ mình khỏi con quỷ với sự giúp đỡ của đội quân khỉ.
Đạo cụ chuẩn bị cho buổi diễn ở chùa Wat Svay Andet, tỉnh Kandal, Campuchia, ngày 16/12/2018. Được truyền nghề từ cha và ông nội, Sun Rithy, 48 tuổi, dẫn dắt một trong những đoàn kịch Lakhon Khol cuối cùng ở Campuchia, gồm khoảng 20 nghệ sĩ và học sinh từ 6 đến 15 tuổi.
Các nghệ sĩ trên sân khấu của buổi biểu diễn vũ kịch mặt nạ. Việc truyền dạy cho thế hệ sau có ý nghĩa sống còn đối với nghệ thuật vũ kịch Lakhon Khol. Tại Campuchia, loại hình nghệ thuật này vẫn đang vật lộn để phục hồi từ thời Khmer Đỏ. Dưới chế độ diệt chủng 1975-1979, ít nhất 1,7 triệu người, bao gồm các nghệ sĩ, vũ công và nhà văn, đã chết vì đói, làm việc quá sức, bệnh tật, hành quyết hoặc tra tấn.
Sau khi Khmer Đỏ bị lật đổ, một số nghệ sĩ Lakhon Khol bắt đầu truyền dạy bộ môn này cho thế hệ sau. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia Phoeurng Sackona nói rằng điệu nhảy Lakhon Khol cần được bảo tồn ngay lập tức và kêu gọi tất cả mọi người tham gia.
Phiên bản múa của Thái Lan được lưu giữ tốt hơn so với nước láng giềng nhưng cũng gặp khó khăn trong việc chiêu mộ các học viên mới.
Vũ kịch Khon truyền thống của Thái Lan ban đầu được thực hành trong triều đình và hiện được giảng dạy tại nhiều trường học và đại học.
Nhà hát mới được xây dựng tại Wat Svay Andet, một ngôi chùa Phật giáo bên ngoài thủ đô Phnom Penh, trở thành nơi lưu giữ và truyền dạy nghệ thuật vũ kịch mặt nạ của Campuchia.
Các nghệ sĩ chuẩn bị trong hậu trường trước buổi biểu diễn ở Trung tâm Văn hóa Thái Lan, Bangkok, Thái Lan, ngày 7/11/2018.
Mom Luang Pongsawad Sukhasvasti, 67 tuổi, làm việc trong xưởng chế tác mặt nạ ở tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Ông nối nghề chế tạo mặt nạ Khon của cha mình từ năm 10 tuổi. Mỗi chiếc mặt nạ mất một tháng để sản xuất, từ đúc khuôn thạch cao đến vẽ các chi tiết phức tạp.
Các nghệ sĩ đi sau rèm sân khấu sau khi buổi diễn kết thúc ở Trung tâm Văn hóa Thái Lan. Các nghệ sĩ và nghệ nhân hy vọng việc UNESCO đưa vũ kịch mặt nạ vào danh sách di sản phi vật thể có thể nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc giảng dạy cũng như bảo tồn nghệ thuật truyền thống này.
"Những nghệ sĩ cao tuổi đang cố gắng duy trì điệu nhảy tại Wat Svay Andet. Tuy nhiên, việc bảo tồn nó còn phụ thuộc vào việc thế hệ trẻ có chấp nhận tiếp thu từ các bậc cao niên hay không", Bộ trưởng Phoeurng Sackona của Campuchia nói với Reuters.