Ngày 1/12, bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei và là con gái của ông Huỳnh Nhậm Phi - người sáng lập Huawei, đã bị cảnh sát Canada bắt giữ tại thành phố Vancouver khi đang quá cảnh tại sân bay, và có thể bị dẫn độ về Mỹ do tình nghi vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran của Washington. Ảnh: TechnoMag.Được biết, bà Mạnh bị bắt cùng ngày diễn ra cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires, Argentina với việc đạt thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong 90 ngày giữa hai nước. Ảnh: PressTV.Canada khẳng định việc bắt giữ bà Mạnh không có bất kỳ sự can thiệp hay động cơ chính trị nào và đây là hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp. Ảnh: Telegraph.Tuy nhiên, vụ việc vẫn khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã bất đồng về nhiều vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,... nay lại càng trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: ST.Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu để xét xử nhiều cáo buộc vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt lên Iran. Mức án tối đa cho mỗi tội danh có thể lên đến 30 năm tù. Trong khi đó quá trình xét yêu cầu dẫn độ có thể kéo dài đến một năm. Ảnh: CityNews Toronto.Trong phản ứng đầu tiên của mình, Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ vụ bắt giữ, đòi trả tự do cho bà Mạnh, yêu cầu Mỹ và Canada phải giải thích rõ vụ việc. Ảnh: TNA.Ngày 11/12, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Mỹ không nên "gây thêm thù" và cảnh báo nước này đừng "bắt nạt" công dân Trung Quốc sau vụ bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. Ảnh: HKFP.Ông Vương Nghị khẳng định sự an toàn và an ninh của người Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của nước này. "Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên và bỏ qua bất kỳ hành vi bắt nạt nào vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu. Ảnh: CBC.Trong diễn biến mới đây, Thẩm phán William Ehrcke tại một toà án ở Vancouver, Canada, ngày 11/12 đã ra phán quyết đồng ý để bà Mạnh Vãn Châu nộp khoản tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD cùng một số điều kiện khác để được tại ngoại. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh sẽ chịu sự giám sát của 2 nhân viên bảo vệ và một tài xế cùng với thiết bị định vị GPS 24/24. Ảnh: ABC.Ngày 11/12, hàng loạt công ty và tập đoàn kinh doanh Trung Quốc kêu gọi nhân viên tẩy chay các sản phẩm tới từ các công ty Mỹ sau vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Châu bị bắt. Ảnh: Wikipedia.Cũng trong ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ chống bà Mạnh Vãn Châu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei của Trung Quốc, nếu vụ việc này phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ảnh: CNN.Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ -Trung vẫn chưa được giải quyết ổn thoả, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu càng khoét sâu thêm bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này về các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,...Ảnh: BS.Mời độc giả xem thêm video: Bà Mạnh Vãn Châu được phép nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại (Nguồn: AJ)
Ngày 1/12, bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei và là con gái của ông Huỳnh Nhậm Phi - người sáng lập Huawei, đã bị cảnh sát Canada bắt giữ tại thành phố Vancouver khi đang quá cảnh tại sân bay, và có thể bị dẫn độ về Mỹ do tình nghi vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran của Washington. Ảnh: TechnoMag.
Được biết, bà Mạnh bị bắt cùng ngày diễn ra cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires, Argentina với việc đạt thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong 90 ngày giữa hai nước. Ảnh: PressTV.
Canada khẳng định việc bắt giữ bà Mạnh không có bất kỳ sự can thiệp hay động cơ chính trị nào và đây là hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp. Ảnh: Telegraph.
Tuy nhiên, vụ việc vẫn khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã bất đồng về nhiều vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,... nay lại càng trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: ST.
Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu để xét xử nhiều cáo buộc vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt lên Iran. Mức án tối đa cho mỗi tội danh có thể lên đến 30 năm tù. Trong khi đó quá trình xét yêu cầu dẫn độ có thể kéo dài đến một năm. Ảnh: CityNews Toronto.
Trong phản ứng đầu tiên của mình, Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ vụ bắt giữ, đòi trả tự do cho bà Mạnh, yêu cầu Mỹ và Canada phải giải thích rõ vụ việc. Ảnh: TNA.
Ngày 11/12, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Mỹ không nên "gây thêm thù" và cảnh báo nước này đừng "bắt nạt" công dân Trung Quốc sau vụ bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. Ảnh: HKFP.
Ông Vương Nghị khẳng định sự an toàn và an ninh của người Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của nước này. "Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên và bỏ qua bất kỳ hành vi bắt nạt nào vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu. Ảnh: CBC.
Trong diễn biến mới đây, Thẩm phán William Ehrcke tại một toà án ở Vancouver, Canada, ngày 11/12 đã ra phán quyết đồng ý để bà Mạnh Vãn Châu nộp khoản tiền bảo lãnh 7,5 triệu USD cùng một số điều kiện khác để được tại ngoại. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh sẽ chịu sự giám sát của 2 nhân viên bảo vệ và một tài xế cùng với thiết bị định vị GPS 24/24. Ảnh: ABC.
Ngày 11/12, hàng loạt công ty và tập đoàn kinh doanh Trung Quốc kêu gọi nhân viên tẩy chay các sản phẩm tới từ các công ty Mỹ sau vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạch Vãn Châu bị bắt. Ảnh: Wikipedia.
Cũng trong ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ chống bà Mạnh Vãn Châu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei của Trung Quốc, nếu vụ việc này phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ảnh: CNN.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ -Trung vẫn chưa được giải quyết ổn thoả, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu càng khoét sâu thêm bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này về các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng,...Ảnh: BS.
Mời độc giả xem thêm video: Bà Mạnh Vãn Châu được phép nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại (Nguồn: AJ)