Rhyolite, một trong những thị trấn “ma” lớn nhất bang Nevada (Mỹ), được thành lập năm 1904 vào thời kỳ “cơn sốt vàng”. Tuy nhiên, khi các mỏ vàng bị đóng cửa vào năm 1911, người dân địa phương dần dần rời khỏi thị trấn này và nó bị bỏ hoang từ năm 1916 đến nay. Đây mới chỉ là một trong số địa điểm bỏ hoang nổi tiếng thế giới. (Nguồn: Insider)Năm 2000, R.W. Bishop đã mua mảnh đất rộng 14 mẫu ở North Toledo, Ohio (Mỹ) và biến nơi này thành một công viên giải trí có tên “Enchanted Forest Playland”. Tuy nhiên, 5 năm sau khi khai trương, công viên này chính thức phải đóng cửa do không đủ kinh phí để duy trì hoạt động.Tuyến đường sắt dài 32 km này được xây dựng vào năm 1851 ở Paris, Pháp. Tuy nhiên, vào năm 1934, hệ thống tàu điện ngầm Paris được sử dụng để chở khách thay thế tuyến đường sắt này. Nó được sử dụng cho tàu chở hàng tới năm 1993 và bị bỏ hoang từ đó. Hiện nay, một số nhà ga của tuyến đường sắt này biến thành nhà hàng hoặc quán bar,…Nhà thờ St. George's ở Cộng hòa Séc được xây dựng lần đầu tiên vào năm 920. Sau đám cháy lớn năm 1142, nó đã được xây dựng lại. Tuy nhiên, nhà thờ này rơi vào tình trạng hư hại nặng và không thể tu sửa được nữa sau Thế chiến II. Nó bị bỏ hoang từ năm 1968 đến nay.Asylum Willard ở New York, được mở cửa vào năm 1864, từng là một trong những bệnh viện tâm thần lớn nhất nước Mỹ. Vào năm 1890, có tới 2.000 bệnh nhân chữa trị tại bệnh viện này. Tuy nhiên, bệnh viện Asylum Willard đã bị đóng cửa từ năm 1995.Nghĩa địa tàu Moynaq là thị trấn “ma” nằm giữa sa mạc Uzbekistan. Nơi này từng là một trong 4 hồ nước lớn nhất thế giới nhưng nó trở nên khô cạn vào thập niên 1960. Hiện nay, hàng chục con tàu mắc kẹt ở đây và đang “tan chảy” dưới cái nóng sa mạc.Trại trẻ mồ côi Holy Family ở Marquette, Michigan (Mỹ) từng là nơi ở của 200 em nhỏ trước khi nó bị đóng cửa vào năm 1965. Có người nói rằng một số em nhỏ bị ngược đãi và tử vong trong trại trẻ này. Hiện nay, tòa nhà đang trong quá trình tu sửa.Lâu đài Gwrych ở Bắc Wales được xây dựng vào đầu những năm 1800, có tổng cộng 128 phòng, trong đó có 28 phòng ngủ. Trong Thế chiến II, nó được sử dụng làm nơi ở cho 200 người tị nạn Do Thái. Nó được mua cách đây vài năm và người ta định biến tòa nhà thành nhà hát opera và khách sạn sang trọng. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện và hiện giờ không có ai sinh sống trong lâu đài này.Lâu đài Miranda ở Celles, Bỉ, từng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 1991 đến nay và hiện giờ xuống cấp trầm trọng.Đảo Hashima ở Nhật Bản từng là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Nhưng nơi này đã không có ai sinh sống kể từ giữa những năm 1970 sau khi các mỏ than trên đảo bị đóng cửa.Công viên giải trí Spreepark ở Berlin (Đức) được xây dựng vào năm 1969. Nó bị đóng cửa vào năm 2002 và hiện nay bị thiên nhiên “xâm chiếm”.Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là địa điểm thu hút khách du lịch nhưng nơi này bị bỏ hoang kể từ năm 1974.Ngôi làng Letchworth ở quận Rockland, New York (Mỹ) không có cư dân sinh sống từ năm 1996. Hầu hết các tòa nhà ở đây hiện nay đều bị xuống cấp trầm trọng.Trường Crookham Court Manor ở Berkshire, New York, bị đóng cửa bỏ hoang từ cuối thập niên 1980 sau khi nhiều vụ lạm dụng trẻ em trong trường này bị phanh phui.Canfranc ở Tây Ban Nha, được mở cửa vào năm 1928, từng là nhà ga xe lửa quốc tế lớn nhất Châu Âu. Tuy nhiên, một vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra vào thập niên 1970 khiến đường ray tàu bị hư hại và nhà ga này bị đóng cửa từ đó. Hiện nay, một phần nhà ga này được Chính phủ Tây Ban Nha sử dụng làm phòng thí nghiệm.Thị trấn “ma” nằm trên sườn đồi Craco ở Italy được thành lập vào thế kỷ thứ 8. Sau khi trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên như sạt lở đất năm 1963, lũ lụt năm 1972 và động đất năm 1980, thị trấn này đã bị bỏ hoang hoàn toàn.
Mời độc giả xem thêm video: Ghé thăm ngôi làng ở "tận cùng Trái đất" (Nguồn: VTC14)
Rhyolite, một trong những thị trấn “ma” lớn nhất bang Nevada (Mỹ), được thành lập năm 1904 vào thời kỳ “cơn sốt vàng”. Tuy nhiên, khi các mỏ vàng bị đóng cửa vào năm 1911, người dân địa phương dần dần rời khỏi thị trấn này và nó bị bỏ hoang từ năm 1916 đến nay. Đây mới chỉ là một trong số địa điểm bỏ hoang nổi tiếng thế giới. (Nguồn: Insider)
Năm 2000, R.W. Bishop đã mua mảnh đất rộng 14 mẫu ở North Toledo, Ohio (Mỹ) và biến nơi này thành một công viên giải trí có tên “Enchanted Forest Playland”. Tuy nhiên, 5 năm sau khi khai trương, công viên này chính thức phải đóng cửa do không đủ kinh phí để duy trì hoạt động.
Tuyến đường sắt dài 32 km này được xây dựng vào năm 1851 ở Paris, Pháp. Tuy nhiên, vào năm 1934, hệ thống tàu điện ngầm Paris được sử dụng để chở khách thay thế tuyến đường sắt này. Nó được sử dụng cho tàu chở hàng tới năm 1993 và bị bỏ hoang từ đó. Hiện nay, một số nhà ga của tuyến đường sắt này biến thành nhà hàng hoặc quán bar,…
Nhà thờ St. George's ở Cộng hòa Séc được xây dựng lần đầu tiên vào năm 920. Sau đám cháy lớn năm 1142, nó đã được xây dựng lại. Tuy nhiên, nhà thờ này rơi vào tình trạng hư hại nặng và không thể tu sửa được nữa sau Thế chiến II. Nó bị bỏ hoang từ năm 1968 đến nay.
Asylum Willard ở New York, được mở cửa vào năm 1864, từng là một trong những bệnh viện tâm thần lớn nhất nước Mỹ. Vào năm 1890, có tới 2.000 bệnh nhân chữa trị tại bệnh viện này. Tuy nhiên, bệnh viện Asylum Willard đã bị đóng cửa từ năm 1995.
Nghĩa địa tàu Moynaq là thị trấn “ma” nằm giữa sa mạc Uzbekistan. Nơi này từng là một trong 4 hồ nước lớn nhất thế giới nhưng nó trở nên khô cạn vào thập niên 1960. Hiện nay, hàng chục con tàu mắc kẹt ở đây và đang “tan chảy” dưới cái nóng sa mạc.
Trại trẻ mồ côi Holy Family ở Marquette, Michigan (Mỹ) từng là nơi ở của 200 em nhỏ trước khi nó bị đóng cửa vào năm 1965. Có người nói rằng một số em nhỏ bị ngược đãi và tử vong trong trại trẻ này. Hiện nay, tòa nhà đang trong quá trình tu sửa.
Lâu đài Gwrych ở Bắc Wales được xây dựng vào đầu những năm 1800, có tổng cộng 128 phòng, trong đó có 28 phòng ngủ. Trong Thế chiến II, nó được sử dụng làm nơi ở cho 200 người tị nạn Do Thái. Nó được mua cách đây vài năm và người ta định biến tòa nhà thành nhà hát opera và khách sạn sang trọng. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện và hiện giờ không có ai sinh sống trong lâu đài này.
Lâu đài Miranda ở Celles, Bỉ, từng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 1991 đến nay và hiện giờ xuống cấp trầm trọng.
Đảo Hashima ở Nhật Bản từng là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Nhưng nơi này đã không có ai sinh sống kể từ giữa những năm 1970 sau khi các mỏ than trên đảo bị đóng cửa.
Công viên giải trí Spreepark ở Berlin (Đức) được xây dựng vào năm 1969. Nó bị đóng cửa vào năm 2002 và hiện nay bị thiên nhiên “xâm chiếm”.
Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là địa điểm thu hút khách du lịch nhưng nơi này bị bỏ hoang kể từ năm 1974.
Ngôi làng Letchworth ở quận Rockland, New York (Mỹ) không có cư dân sinh sống từ năm 1996. Hầu hết các tòa nhà ở đây hiện nay đều bị xuống cấp trầm trọng.
Trường Crookham Court Manor ở Berkshire, New York, bị đóng cửa bỏ hoang từ cuối thập niên 1980 sau khi nhiều vụ lạm dụng trẻ em trong trường này bị phanh phui.
Canfranc ở Tây Ban Nha, được mở cửa vào năm 1928, từng là nhà ga xe lửa quốc tế lớn nhất Châu Âu. Tuy nhiên, một vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra vào thập niên 1970 khiến đường ray tàu bị hư hại và nhà ga này bị đóng cửa từ đó. Hiện nay, một phần nhà ga này được Chính phủ Tây Ban Nha sử dụng làm phòng thí nghiệm.
Thị trấn “ma” nằm trên sườn đồi Craco ở Italy được thành lập vào thế kỷ thứ 8. Sau khi trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên như sạt lở đất năm 1963, lũ lụt năm 1972 và động đất năm 1980, thị trấn này đã bị bỏ hoang hoàn toàn.
Mời độc giả xem thêm video: Ghé thăm ngôi làng ở "tận cùng Trái đất" (Nguồn: VTC14)