Theo các phóng viên quốc tế đang thường trú trước và sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong hôm 12/6 vừa qua, các bức tranh cổ động mô tả đường lối và chính sách trước đây của Triều Tiên về sự đối đầu Nam-Bắc hay Mỹ đã được thay đổi bằng các nội dung mang định hướng tích cực hơn như thúc đẩy tiến bộ kinh tế và việc tái lập mối quan hệ liên Triều. Trong ảnh một mẫu tranh cổ động mới của Triều Tiên kêu gọi giảm bớt căng thẳng để chống lại "nguy cơ chiến tranh". Nguồn ảnh: uriminzokkiri.So với cuối năm 2017, nội dung những bức tranh cổ động ở thủ đô Bình Nhưỡng hay một số thành phố lớn khác của Triều Tiên đã có sự thay đổi rõ nét, từ tuyên truyền Mỹ như một kẻ xâm lược tàn bạo còn Hàn Quốc và Nhật Bản là tay sai cho Washington sang ca ngợi hội nghị thượng đỉnh liên Triều và cơ hội thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên như trong hình. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.Bên cạnh các bức tranh cổ động kêu gọi hòa giải và thiết lập sự ổn định, Triều Tiên còn kêu gọi nhân dân ra sức học tập và làm việc để phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ trong nước. Trong ảnh là áp phích kêu gọi sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.Các tờ báo hàng đầu của Triều Tiên cũng cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong giọng điệu cho thấy đất nước này đang bắt đầu phản ánh sự quyết tâm của chính quyền Bình Nhưỡng cho việc kiềm chế xung đột vũ trang và tiến tới một giải pháp ngoại giao cho các bất đồng giữa các bên ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Asian Correspondent.Đại đa số người Triều Tiên có rất ít cơ hội tiếp cận thông tin bên ngoài quốc gia của mình, vì vậy truyền thông và tuyên truyền trong nước qua báo chí và các tấm áp phích cổ động, biểu ngữ của nhà nước có tác động lớn hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sky News.Vì vậy, khi mối quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Mỹ tích cực hơn, các thông điệp tuyên truyền cũng sẽ thể hiện như vậy. Tuy nhiên, ở đâu đó người ta vẫn thấy các tấm tranh cổ động ở Triều Tiên nói về nguy cơ xâm lược của Mỹ. Do đó hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng Bình Nhưỡng chưa chắc sẽ xuống nước hoàn toàn trong mọi vấn đề mà Washington đưa ra. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.Trong giai đoạn căng thẳng nhất trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc thậm chí cả Nhật Bản luôn là mục tiêu phải bị tiêu diệt trên các tấm áp phích cổ động của Triều Tiên và nó thường gắn lên với công nghệ quân sự mạnh nhất của Bình Nhưỡng đó là tên lửa. Nguồn ảnh: Influence.Trong đó nước Mỹ luôn là mục tiêu ưu thích của Triều Tiên và Washington phải bị tiêu diệt bằng mọi giá. Trong ảnh là hàng chục quả tên lửa Triều Tiên được bắn vào nước Mỹ được vẽ trên một tấm tranh cổ động. Nguồn ảnh: sbs.com.auTrên thực tế, hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore vừa rồi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chỉ mới là bước đầu tiên trong quá trình cải thiện mối quan hệ giữa hai bên và còn quá sớm để nói rằng cả hai đã tìm được một tiếng nói chung nào đó. Nguồn ảnh: Wired.Thế nhưng về cơ bản các dấu hiệu nhượng bộ của Triều Tiên hiện tại đang khiến mọi thứ tốt lên ít ra là như vẻ bề ngoài của nó và trọng tâm của sự thay đổi vẫn xoay quanh vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như kết thúc chiến tranh liên Triều sau 65 năm. Nguồn ảnh: RedState.Mời độc giả xem video: Đường phố thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. (nguồn Mar Tin Rak)
Theo các phóng viên quốc tế đang thường trú trước và sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong hôm 12/6 vừa qua, các bức tranh cổ động mô tả đường lối và chính sách trước đây của Triều Tiên về sự đối đầu Nam-Bắc hay Mỹ đã được thay đổi bằng các nội dung mang định hướng tích cực hơn như thúc đẩy tiến bộ kinh tế và việc tái lập mối quan hệ liên Triều. Trong ảnh một mẫu tranh cổ động mới của Triều Tiên kêu gọi giảm bớt căng thẳng để chống lại "nguy cơ chiến tranh". Nguồn ảnh: uriminzokkiri.
So với cuối năm 2017, nội dung những bức tranh cổ động ở thủ đô Bình Nhưỡng hay một số thành phố lớn khác của Triều Tiên đã có sự thay đổi rõ nét, từ tuyên truyền Mỹ như một kẻ xâm lược tàn bạo còn Hàn Quốc và Nhật Bản là tay sai cho Washington sang ca ngợi hội nghị thượng đỉnh liên Triều và cơ hội thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên như trong hình. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.
Bên cạnh các bức tranh cổ động kêu gọi hòa giải và thiết lập sự ổn định, Triều Tiên còn kêu gọi nhân dân ra sức học tập và làm việc để phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ trong nước. Trong ảnh là áp phích kêu gọi sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.
Các tờ báo hàng đầu của Triều Tiên cũng cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong giọng điệu cho thấy đất nước này đang bắt đầu phản ánh sự quyết tâm của chính quyền Bình Nhưỡng cho việc kiềm chế xung đột vũ trang và tiến tới một giải pháp ngoại giao cho các bất đồng giữa các bên ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Asian Correspondent.
Đại đa số người Triều Tiên có rất ít cơ hội tiếp cận thông tin bên ngoài quốc gia của mình, vì vậy truyền thông và tuyên truyền trong nước qua báo chí và các tấm áp phích cổ động, biểu ngữ của nhà nước có tác động lớn hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sky News.
Vì vậy, khi mối quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, Mỹ tích cực hơn, các thông điệp tuyên truyền cũng sẽ thể hiện như vậy. Tuy nhiên, ở đâu đó người ta vẫn thấy các tấm tranh cổ động ở Triều Tiên nói về nguy cơ xâm lược của Mỹ. Do đó hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng Bình Nhưỡng chưa chắc sẽ xuống nước hoàn toàn trong mọi vấn đề mà Washington đưa ra. Nguồn ảnh: uriminzokkiri.
Trong giai đoạn căng thẳng nhất trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc thậm chí cả Nhật Bản luôn là mục tiêu phải bị tiêu diệt trên các tấm áp phích cổ động của Triều Tiên và nó thường gắn lên với công nghệ quân sự mạnh nhất của Bình Nhưỡng đó là tên lửa. Nguồn ảnh: Influence.
Trong đó nước Mỹ luôn là mục tiêu ưu thích của Triều Tiên và Washington phải bị tiêu diệt bằng mọi giá. Trong ảnh là hàng chục quả tên lửa Triều Tiên được bắn vào nước Mỹ được vẽ trên một tấm tranh cổ động. Nguồn ảnh: sbs.com.au
Trên thực tế, hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore vừa rồi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chỉ mới là bước đầu tiên trong quá trình cải thiện mối quan hệ giữa hai bên và còn quá sớm để nói rằng cả hai đã tìm được một tiếng nói chung nào đó. Nguồn ảnh: Wired.
Thế nhưng về cơ bản các dấu hiệu nhượng bộ của Triều Tiên hiện tại đang khiến mọi thứ tốt lên ít ra là như vẻ bề ngoài của nó và trọng tâm của sự thay đổi vẫn xoay quanh vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như kết thúc chiến tranh liên Triều sau 65 năm. Nguồn ảnh: RedState.
Mời độc giả xem video: Đường phố thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. (nguồn Mar Tin Rak)