Theo BBC, Dải Gaza được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Israel và Ai Cập. Về mặt pháp lý, Gaza không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Tên của dải đất này được đặt theo tên thành phố chính Gaza. (Nguồn ảnh: BBC) Nền kinh tế của Gaza hiện tại còn nghèo hơn so với thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế của Gaza chỉ đạt 0,5% vào năm 2017, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, với thu nhập trung bình hàng năm của mỗi người dân Gaza giảm từ 2.659 USD vào năm 1994 xuống còn 1.826 USD vào năm 2018.Năm 2017, Dải Gaza là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới. Khoảng 80% dân số ở đây cần viện trợ xã hội. Số liệu năm 2018 cho thấy, tỷ lệ nghèo ở Gaza ở mức 39%, gấp đôi so với khu vực Bờ Tây.Một báo cáo của Quỹ UNFPA của Liên Hợp Quốc dự đoán, số lượng học sinh tại Gaza sẽ tăng từ 630 nghìn vào năm 2015 lên đến 1,2 triệu vào năm 2030. Điều này có nghĩa là, nơi này sẽ cần thêm 900 trường học và 23.000 giáo viên. Trước đó, năm 2014, các cuộc xung đột đã phá huỷ 547 trường học, nhà trẻ tại khu vực này.Dải Gaza hiện là nơi sinh sống của 1,9 triệu người. Đây là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi một km2 tại Dải Gaza có khoảng 5.479 người sinh sống.Dân số tại Gaza dự kiến sẽ tăng lên đến 3,1 triệu người vào năm 2030.Tình trạng thiếu điện và nhiên liệu đã ảnh hưởng đến nền y tế tại khu vực này. Theo Bộ Y tế Palestine, 3 bệnh viện và 10 trung tâm y tế đã phải tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện hồi năm 2018.Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 1 triệu người dân ở Gaza trong tình trạng "mất an ninh lương thực ở mức độ vừa và nghiêm trọng", mặc dù nhận được viện trợ lương thực. GDP ngành nông nghiệp của Gaza giảm từ 11% năm 1994 xuống dưới 5% vào năm 2018.Tình trạng cắt điện xảy ra hàng ngày tại Gaza. Năm 2018, trung bình, người dân Gaza chỉ có điện 3 đến 6 giờ mỗi ngày.Theo thống kê, 97% hộ gia đình ở Gaza phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp từ xe bồn chở nước. Được biết, 95% lượng nước ngầm tại khu vực này bị ô nhiễm. Mời độc giả xem thêm video về cuộc đụng độ tại Dải Gaza (Nguồn: Daily Mail)
Theo BBC, Dải Gaza được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Israel và Ai Cập. Về mặt pháp lý, Gaza không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Tên của dải đất này được đặt theo tên thành phố chính Gaza. (Nguồn ảnh: BBC)
Nền kinh tế của Gaza hiện tại còn nghèo hơn so với thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế của Gaza chỉ đạt 0,5% vào năm 2017, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, với thu nhập trung bình hàng năm của mỗi người dân Gaza giảm từ 2.659 USD vào năm 1994 xuống còn 1.826 USD vào năm 2018.
Năm 2017, Dải Gaza là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới. Khoảng 80% dân số ở đây cần viện trợ xã hội. Số liệu năm 2018 cho thấy, tỷ lệ nghèo ở Gaza ở mức 39%, gấp đôi so với khu vực Bờ Tây.
Một báo cáo của Quỹ UNFPA của Liên Hợp Quốc dự đoán, số lượng học sinh tại Gaza sẽ tăng từ 630 nghìn vào năm 2015 lên đến 1,2 triệu vào năm 2030. Điều này có nghĩa là, nơi này sẽ cần thêm 900 trường học và 23.000 giáo viên. Trước đó, năm 2014, các cuộc xung đột đã phá huỷ 547 trường học, nhà trẻ tại khu vực này.
Dải Gaza hiện là nơi sinh sống của 1,9 triệu người. Đây là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi một km2 tại Dải Gaza có khoảng 5.479 người sinh sống.
Dân số tại Gaza dự kiến sẽ tăng lên đến 3,1 triệu người vào năm 2030.
Tình trạng thiếu điện và nhiên liệu đã ảnh hưởng đến nền y tế tại khu vực này. Theo Bộ Y tế Palestine, 3 bệnh viện và 10 trung tâm y tế đã phải tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện hồi năm 2018.
Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 1 triệu người dân ở Gaza trong tình trạng "mất an ninh lương thực ở mức độ vừa và nghiêm trọng", mặc dù nhận được viện trợ lương thực. GDP ngành nông nghiệp của Gaza giảm từ 11% năm 1994 xuống dưới 5% vào năm 2018.
Tình trạng cắt điện xảy ra hàng ngày tại Gaza. Năm 2018, trung bình, người dân Gaza chỉ có điện 3 đến 6 giờ mỗi ngày.
Theo thống kê, 97% hộ gia đình ở Gaza phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp từ xe bồn chở nước. Được biết, 95% lượng nước ngầm tại khu vực này bị ô nhiễm.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc đụng độ tại Dải Gaza (Nguồn: Daily Mail)