Dự án Altay đã bắt đầu đi vào giai đoạn được mong đợi nhất, trong tình hình gặp hàng loạt trở ngại khi Ankara dính một lệnh trừng phạt. Bước đầu tiên của giai đoạn này là sản xuất 100 xe tăng theo dây chuyền hàng loạt. Tới năm 2023, Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận hai xe tăng Altay đầu tiên. Chúng sẽ cung cấp các dự liệu quan trọng cho việc sản xuất 98 chiếc tiếp theo, bởi số xe tăng này sẽ được chuyển thẳng tới các đơn vị quân sự nước này sau sản xuất.Số xe tăng trên sẽ phải vượt qua hàng loạt bài kiểm tra nhằm đảm bảo đạt các yêu cầu quân sự. Đơn vị sản xuất BMC sẽ cung cấp 8 chiếc Altay mỗi tháng, kéo dài trong 2 năm. Altay được thiết kế dựa trên mẫu xe tăng K2 Black Panther từ Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nước cũng đồng thuận chuyển giao công nghệ, giúp dự án Altay phát triển nhanh chóng. Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ được nhận công nghệ sản xuất pháo 120mm không rãnh xoắn, cũng như các công nghệ vỏ chống đạn và các bài kiểm tra hiệu năng. Tuy nhiên, các công nghệ nội địa cũng không kém phần quan trọng khi có tới 9 nhà sản xuất nội địa tham gia dự án. Dự kiến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sản xuất 250 xe tăng Altay. Tuy nhiên, tổng số xe tăng sản xuất sẽ lên tới 1,000 đơn vị. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 3.5 tỷ USD, được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận năm 2018. Qatar sẽ là quốc gia đầu tiên dự kiến thương thảo mua lại hơn 100 xe tăng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Xe tăng Altay sẽ được trang bị pháo 120mm và một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa gồm súng máy 12.7mm và 7.62mm. 100 xe tăng đầu tiên sẽ sử dụng động cơ tản nhiệt bằng chất lỏng DV27K, trong khi số xe tăng sau đó sẽ sử dụng động cơ BATU V12 nội địa. Cả hai động cơ đều cung cấp 1,500 mã lực. Dự án Altay sẽ làm tăng đáng kể số xe tăng mà Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu. Hiện tại, nước này đang vận hành xe tăng Leopard 2A4 từ Đức. Nước này cũng đang trong quá trình nâng cấp các xe tăng Leopard nói trên. Theo đó, 40 xe tăng này đã được năng cấp lớp giáp ERA được sản xuất bởi Roketsan.
Dự án Altay đã bắt đầu đi vào giai đoạn được mong đợi nhất, trong tình hình gặp hàng loạt trở ngại khi Ankara dính một lệnh trừng phạt. Bước đầu tiên của giai đoạn này là sản xuất 100 xe tăng theo dây chuyền hàng loạt.
Tới năm 2023, Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận hai xe tăng Altay đầu tiên. Chúng sẽ cung cấp các dự liệu quan trọng cho việc sản xuất 98 chiếc tiếp theo, bởi số xe tăng này sẽ được chuyển thẳng tới các đơn vị quân sự nước này sau sản xuất.
Số xe tăng trên sẽ phải vượt qua hàng loạt bài kiểm tra nhằm đảm bảo đạt các yêu cầu quân sự. Đơn vị sản xuất BMC sẽ cung cấp 8 chiếc Altay mỗi tháng, kéo dài trong 2 năm.
Altay được thiết kế dựa trên mẫu xe tăng K2 Black Panther từ Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nước cũng đồng thuận chuyển giao công nghệ, giúp dự án Altay phát triển nhanh chóng.
Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ được nhận công nghệ sản xuất pháo 120mm không rãnh xoắn, cũng như các công nghệ vỏ chống đạn và các bài kiểm tra hiệu năng. Tuy nhiên, các công nghệ nội địa cũng không kém phần quan trọng khi có tới 9 nhà sản xuất nội địa tham gia dự án.
Dự kiến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sản xuất 250 xe tăng Altay. Tuy nhiên, tổng số xe tăng sản xuất sẽ lên tới 1,000 đơn vị. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 3.5 tỷ USD, được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận năm 2018. Qatar sẽ là quốc gia đầu tiên dự kiến thương thảo mua lại hơn 100 xe tăng từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe tăng Altay sẽ được trang bị pháo 120mm và một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa gồm súng máy 12.7mm và 7.62mm. 100 xe tăng đầu tiên sẽ sử dụng động cơ tản nhiệt bằng chất lỏng DV27K, trong khi số xe tăng sau đó sẽ sử dụng động cơ BATU V12 nội địa. Cả hai động cơ đều cung cấp 1,500 mã lực.
Dự án Altay sẽ làm tăng đáng kể số xe tăng mà Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu. Hiện tại, nước này đang vận hành xe tăng Leopard 2A4 từ Đức.
Nước này cũng đang trong quá trình nâng cấp các xe tăng Leopard nói trên. Theo đó, 40 xe tăng này đã được năng cấp lớp giáp ERA được sản xuất bởi Roketsan.