Ngày 19/9, một vụ phun trào trên đảo núi lửa La Palma, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực dân cư gần đó.Cụ thể, vào khoảng 3h chiều ngày 19/9, núi lửa Cumbre Vieja phun trào dữ dội. Hai giờ sau, những dòng dung nham đỏ nóng chảy bắt đầu qua các kẽ nứt, sườn đồi, tràn xuống thị trấn El Paso gần đó khiến khoảng hơn 5.000 cư dân phải sơ tán khẩn cấp.Dòng dung nham từ vụ phun trào núi lửa Tây Ban Nha đã nhấm chìm các khu rừng trong biển lửa và nuốt chửng hơn 100 ngôi nhà. Theo ghi nhận, tro bụi và những vòi phun dung nham đỏ rực bắn tung hàng trăm mét lên bầu trời.Khi đêm đến, ít nhất ba dòng chảy đỏ rực đổ xuống sườn đồi, lan rộng rồi thiêu rụi cây cối và mọi thứ trên đường đi của nó.Những dòng dung nham khổng lồ cũng nhanh chóng tiếp cận những ngôi nhà ở một khu dân cư tại Los Llanos de Aridane vào ngày 20/9.Viện nghiên cứu núi lửa Involcan thông báo dòng dung nham di chuyển khoảng 700 m mỗi giờ và có nhiệt độ lên đến gần 1.000 độ C. Giới chức lo ngại khi dung nham tương tác với nước biển có thể gây ra nhiều vụ nổ và phát tán khí độc.Trước đó, một chuỗi các hoạt động địa chấn đã xảy ra từ ngày 11/9 với hàng chục nghìn trận động đất, mạnh nhất là gần 4 độ Richter. Người dân mô tả các đợt địa chấn diễn ra mạnh đến mức khiến ngôi nhà rung lắc như sắp đổ sập.Đảo La Palma đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ trong vòng một tuần trước khi xảy ra vụ phụn trào núi lửa này. Các nhà chức trách cũng kêu gọi người dân tránh xa khu vực xung quanh.Được biết, đây là lần đầu núi lửa Cumbre Vieja trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha thức giấc sau 50 năm. Lần gần nhất núi lửa phun trào trên đảo La Palma là vào năm 1971.Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã bay đến đảo La Palma vào cuối ngày 19/9 nhằm thị sát tình hình và lên kế hoạch cho công tác ứng phó núi lửa phun trào.Trong khi đó, Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto hứng chỉ trích vì khen cảnh núi lửa phun trào ở quần đảo Canary là "màn trình diễn tuyệt vời" hút du khách.Nhân viên cứu hỏa luôn túc trực ở khu vực gần nhà dân ở Los Campitos. Ảnh: Theatlantic
Ngày 19/9, một vụ phun trào trên đảo núi lửa La Palma, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho khu vực dân cư gần đó.
Cụ thể, vào khoảng 3h chiều ngày 19/9, núi lửa Cumbre Vieja phun trào dữ dội. Hai giờ sau, những dòng dung nham đỏ nóng chảy bắt đầu qua các kẽ nứt, sườn đồi, tràn xuống thị trấn El Paso gần đó khiến khoảng hơn 5.000 cư dân phải sơ tán khẩn cấp.
Dòng dung nham từ vụ phun trào núi lửa Tây Ban Nha đã nhấm chìm các khu rừng trong biển lửa và nuốt chửng hơn 100 ngôi nhà. Theo ghi nhận, tro bụi và những vòi phun dung nham đỏ rực bắn tung hàng trăm mét lên bầu trời.
Khi đêm đến, ít nhất ba dòng chảy đỏ rực đổ xuống sườn đồi, lan rộng rồi thiêu rụi cây cối và mọi thứ trên đường đi của nó.
Những dòng dung nham khổng lồ cũng nhanh chóng tiếp cận những ngôi nhà ở một khu dân cư tại Los Llanos de Aridane vào ngày 20/9.
Viện nghiên cứu núi lửa Involcan thông báo dòng dung nham di chuyển khoảng 700 m mỗi giờ và có nhiệt độ lên đến gần 1.000 độ C. Giới chức lo ngại khi dung nham tương tác với nước biển có thể gây ra nhiều vụ nổ và phát tán khí độc.
Trước đó, một chuỗi các hoạt động địa chấn đã xảy ra từ ngày 11/9 với hàng chục nghìn trận động đất, mạnh nhất là gần 4 độ Richter. Người dân mô tả các đợt địa chấn diễn ra mạnh đến mức khiến ngôi nhà rung lắc như sắp đổ sập.
Đảo La Palma đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ trong vòng một tuần trước khi xảy ra vụ phụn trào núi lửa này. Các nhà chức trách cũng kêu gọi người dân tránh xa khu vực xung quanh.
Được biết, đây là lần đầu núi lửa Cumbre Vieja trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha thức giấc sau 50 năm. Lần gần nhất núi lửa phun trào trên đảo La Palma là vào năm 1971.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã bay đến đảo La Palma vào cuối ngày 19/9 nhằm thị sát tình hình và lên kế hoạch cho công tác ứng phó núi lửa phun trào.
Trong khi đó, Bộ trưởng Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto hứng chỉ trích vì khen cảnh núi lửa phun trào ở quần đảo Canary là "màn trình diễn tuyệt vời" hút du khách.
Nhân viên cứu hỏa luôn túc trực ở khu vực gần nhà dân ở Los Campitos. Ảnh: Theatlantic