Cecilia Bartalena (35 tuổi) là bác sĩ khoa cấp cứu thuộc bệnh viện Cisanello, Pisa, Ý. Hiện cô là một trong những bác sĩ tham gia tuyến đầu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, tham gia công tác, phòng, chống dịch tại địa phương. Nữ bác sĩ luôn bị giằng xé giữa trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân và nỗi lo lây nhiễm cho gia đình. Trong ảnh, Cecilia Bartalena mệt nhoài ngồi trên ghế sau một ca làm việc kéo dài trong phòng cấp cứu hôm 31/3.Chiếc khẩu trang được treo sẵn trên những toà lâu đài đồ chơi trong nhà Cecilia Bartalena. Nhiều người gọi đội ngũ y bác sĩ là những anh hùng, nhưng Cecilia Bartalena không thấy như thế. Mỗi lần vào phòng điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, Cecilia Bartalena luôn tự hỏi: "Tại sao mình lại làm việc này". Câu trả lời nhanh chóng được đưa ra: "Mình làm không phải vì tiền. Mình làm việc này vì bệnh nhân không có sự lựa chọn. Mình sẽ làm mọi thứ vì họ, vì đồng nghiệp và mọi người xung quanh". "Chúng tôi không phải là anh hùng. Chúng tôi cũng có nỗi sợ", Cecilia Bartalena nói.Ở bệnh viện hay về nhà, nữ bác sĩ cũng phải liên tục đeo khẩu trangCecilia Bartalena ngồi trên sô-pha để nhìn con gái 4 tuổi sau một ngày làm việc dài. Nữ bác sĩ cho biết, nỗi sợ theo chân cô từ bệnh viện trở về căn hộ nhỏ. "Nếu con gái ôm tôi, tôi sẽ giải thích rằng con có thể bị virus tấn công. Khi nghe ông xã ho, tôi cũng nghĩ đó là lỗi của mình. Vì thế, tôi luôn phải cố động viên tinh thần bản thân".Cecilia Bartalena ăn vội bữa sáng trước khi đến bệnh viện làm việc. Trong những ngày qua, cô gần như không có thời gian nghỉ ngơi khi số ca nhiễm COVID-19 tăng liên tụcNữ bác sĩ chỉ ngồi từ xa để chụp ảnh selfie với ông xã - anh Lorenzo Marianelli - một nhạc sĩ người Ý. Từ khi bắt tay vào việc phòng, chống dịch, Cecilia Bartalena đã ngủ riêng, sử dụng nhà tắm riêng, ăn ở khu vực riêng trong nhà, nhưng nỗi sợ hãi vẫn đi theo cô như cái bóng. "Tôi luôn cảm thấy bị bẩn và không muốn giao tiếp với mọi người. Khi đi đường gặp một ai đó tôi cũng có cảm giác sợ. Khi đi cầu thang gặp người hàng xóm, tôi cũng sẽ chạy thật nhanh. Sau khi trở về từ bệnh viện, tôi luôn thực hiện việc khử trùng, tắm rửa sạch sẽ nhưng dường như mọi thứ chưa bao giờ là đủ để tôi cảm thấy an tâm", nữ bác sĩ chia sẻ.Cô chỉ được tháo khẩu trang khi ăn hoặc vệ sinh cá nhânBên cạnh sự lo sợ, Cecilia Bartalena thường xuyên đối diện với cảm giác tiếc nuối, bất lực khi làm việc. Đôi lúc, việc giao tiếp của cô và người nhà bệnh nhân thật khó khăn bởi có những kết luận, những quyết định thật khó để nói ra.Nữ bác sĩ phải chuyển sang ngủ ở phòng con gái, còn đứa bé sang ngủ với cha trong suốt thời gian quaGiờ phút kề cận hiếm hoi giữa Cecilia Bartalena và con gái. Cô luôn phải cố gắng giải thích để con hiểu việc cần giữ khoảng cách với mẹ.Nữ bác sĩ và đồng nghiệp rửa tay cẩn thận trước khi mặc đồ bảo hộCecilia Bartalena đã mặc xong đồ bảo hộ để chuẩn bị khám cho bệnh nhân. Cô cho biết mỗi ca trực kéo dài 6 tiếng. Do mặc nhiều lớp đồ bảo hộ nên các bác sĩ không thể ăn, uống, đi vệ sinh, rất khó chịu.
Cecilia Bartalena (35 tuổi) là bác sĩ khoa cấp cứu thuộc bệnh viện Cisanello, Pisa, Ý. Hiện cô là một trong những bác sĩ tham gia tuyến đầu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, tham gia công tác, phòng, chống dịch tại địa phương. Nữ bác sĩ luôn bị giằng xé giữa trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân và nỗi lo lây nhiễm cho gia đình. Trong ảnh, Cecilia Bartalena mệt nhoài ngồi trên ghế sau một ca làm việc kéo dài trong phòng cấp cứu hôm 31/3.
Chiếc khẩu trang được treo sẵn trên những toà lâu đài đồ chơi trong nhà Cecilia Bartalena. Nhiều người gọi đội ngũ y bác sĩ là những anh hùng, nhưng Cecilia Bartalena không thấy như thế. Mỗi lần vào phòng điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, Cecilia Bartalena luôn tự hỏi: "Tại sao mình lại làm việc này". Câu trả lời nhanh chóng được đưa ra: "Mình làm không phải vì tiền. Mình làm việc này vì bệnh nhân không có sự lựa chọn. Mình sẽ làm mọi thứ vì họ, vì đồng nghiệp và mọi người xung quanh". "Chúng tôi không phải là anh hùng. Chúng tôi cũng có nỗi sợ", Cecilia Bartalena nói.
Ở bệnh viện hay về nhà, nữ bác sĩ cũng phải liên tục đeo khẩu trang
Cecilia Bartalena ngồi trên sô-pha để nhìn con gái 4 tuổi sau một ngày làm việc dài. Nữ bác sĩ cho biết, nỗi sợ theo chân cô từ bệnh viện trở về căn hộ nhỏ. "Nếu con gái ôm tôi, tôi sẽ giải thích rằng con có thể bị virus tấn công. Khi nghe ông xã ho, tôi cũng nghĩ đó là lỗi của mình. Vì thế, tôi luôn phải cố động viên tinh thần bản thân".
Cecilia Bartalena ăn vội bữa sáng trước khi đến bệnh viện làm việc. Trong những ngày qua, cô gần như không có thời gian nghỉ ngơi khi số ca nhiễm COVID-19 tăng liên tục
Nữ bác sĩ chỉ ngồi từ xa để chụp ảnh selfie với ông xã - anh Lorenzo Marianelli - một nhạc sĩ người Ý. Từ khi bắt tay vào việc phòng, chống dịch, Cecilia Bartalena đã ngủ riêng, sử dụng nhà tắm riêng, ăn ở khu vực riêng trong nhà, nhưng nỗi sợ hãi vẫn đi theo cô như cái bóng. "Tôi luôn cảm thấy bị bẩn và không muốn giao tiếp với mọi người. Khi đi đường gặp một ai đó tôi cũng có cảm giác sợ. Khi đi cầu thang gặp người hàng xóm, tôi cũng sẽ chạy thật nhanh. Sau khi trở về từ bệnh viện, tôi luôn thực hiện việc khử trùng, tắm rửa sạch sẽ nhưng dường như mọi thứ chưa bao giờ là đủ để tôi cảm thấy an tâm", nữ bác sĩ chia sẻ.
Cô chỉ được tháo khẩu trang khi ăn hoặc vệ sinh cá nhân
Bên cạnh sự lo sợ, Cecilia Bartalena thường xuyên đối diện với cảm giác tiếc nuối, bất lực khi làm việc. Đôi lúc, việc giao tiếp của cô và người nhà bệnh nhân thật khó khăn bởi có những kết luận, những quyết định thật khó để nói ra.
Nữ bác sĩ phải chuyển sang ngủ ở phòng con gái, còn đứa bé sang ngủ với cha trong suốt thời gian qua
Giờ phút kề cận hiếm hoi giữa Cecilia Bartalena và con gái. Cô luôn phải cố gắng giải thích để con hiểu việc cần giữ khoảng cách với mẹ.
Nữ bác sĩ và đồng nghiệp rửa tay cẩn thận trước khi mặc đồ bảo hộ
Cecilia Bartalena đã mặc xong đồ bảo hộ để chuẩn bị khám cho bệnh nhân. Cô cho biết mỗi ca trực kéo dài 6 tiếng. Do mặc nhiều lớp đồ bảo hộ nên các bác sĩ không thể ăn, uống, đi vệ sinh, rất khó chịu.