1. Liên Hiệp Quốc cho biết, siêu bão Haiyan giết chết 4.460 người thấp hơn nhiều so với con số ước tính trước đó là trên 10.000 người. Tổng cộng bão ảnh hưởng tới khoảng 12 triệu người, buộc 920.000 người phải di dời (theo thông tin mới nhất từ chính phủ Philippines).
2. Thảm họa động đất, sóng thần ở Đông Bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011. Trận động đất cường độ 9 độ richter đã gây ra cơn sóng thần kinh hoàng đánh vào bờ biển Nhật.
Khoảng 19.000 người thiệt mạng bởi thảm họa kép này. Chưa hết, động đất, sóng thần còn gây ra thảm họa hạt nhân chết người khi 3 lò phản ứng tại nhà máy điện Fukushima Dai-ichi bị rò rỉ.
3. Động đất kinh hoàng mạnh 7 độ richter ngày 12/1/2010 tàn phá thủ đô Haiti và các thành phố lân cận đã giết chết 314.000 người. Thậm chí, có số liệu ước tính, số người chết thực tế rơi vào khoảng 500.000 người. Hội chữ thập Đỏ quốc tế loan báo rằng có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Một người đàn ông Haiti ngồi lặng trong cửa hàng dựng tạm, xung quanh là đống đổ nát sau trận động đất ở Port au Prince ngày 1/2/2010 – hơn nửa tháng sau khi trận động đất kinh hoàng diễn ra.
4. Trận động đất kinh hoàng mạnh 7,9 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 12/5/2008 giết chết 87.000 người. Rất nhiều nạn nhân là trẻ em bởi nhiều trường học bị sập.
Trận động đất ở Tứ Xuyên thậm chí tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách Tứ Xuyên 1.500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1.700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan, và thậm chí thủ đô Hà Nội.
5. Siêu bão Nargis đổ bộ vào các khu vực đông dân cư xung quanh đồng bằng sông Irrawaddy ở Myanmar vào ngày 2/5/2008 khiến trên 140.000 người bị chết và mất tích. Một nhà sư sững sỡ nhìn tu viện làng Nauk Pyan Doe, phía nam Pyapon, Myanmar bị siêu bão hủy hoại ngày 9/5/2008.
6. Trận động đất kinh hoàng ngày 8/10/2005 ở tây bắc Pakistan và Kashmir giết chết gần 80.000 người.
Trận động đất mạnh 7,6 độ richter bằng với độ lớn của các trận động đất San Francisco 1906, động đất Quetta 1935, động đất Gujarat 2001, và động đất Sumatra 9/2009. Mức độ nghiêm trọng do trận động đất gây ra chủ yếu là mặt đất trồi lên kết hợp với kết cấu nhà yếu.
7. Một trận động đất tồi tệ mạnh 9,1 độ richter ở phía tây Indonesia ngày 26/12/2004 gây ra sóng thần ở Ấn Độ Dương, làm chết 230.000 người ở hàng chục quốc gia.
Động đất Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học với cái tên Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nơi khác.
8. Một trận động đất 6,6 độ richter san phẳng thành phố lịch sử Bam ở đông nam Iran khiến 26.000 người thiệt mạng ngày 26/12/2003.
1. Liên Hiệp Quốc cho biết, siêu bão Haiyan giết chết 4.460 người thấp hơn nhiều so với con số ước tính trước đó là trên 10.000 người. Tổng cộng bão ảnh hưởng tới khoảng 12 triệu người, buộc 920.000 người phải di dời (theo thông tin mới nhất từ chính phủ Philippines).
2. Thảm họa động đất, sóng thần ở Đông Bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011. Trận động đất cường độ 9 độ richter đã gây ra cơn sóng thần kinh hoàng đánh vào bờ biển Nhật.
Khoảng 19.000 người thiệt mạng bởi thảm họa kép này. Chưa hết, động đất, sóng thần còn gây ra thảm họa hạt nhân chết người khi 3 lò phản ứng tại nhà máy điện Fukushima Dai-ichi bị rò rỉ.
3. Động đất kinh hoàng mạnh 7 độ richter ngày 12/1/2010 tàn phá thủ đô Haiti và các thành phố lân cận đã giết chết 314.000 người. Thậm chí, có số liệu ước tính, số người chết thực tế rơi vào khoảng 500.000 người. Hội chữ thập Đỏ quốc tế loan báo rằng có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Một người đàn ông Haiti ngồi lặng trong cửa hàng dựng tạm, xung quanh là đống đổ nát sau trận động đất ở Port au Prince ngày 1/2/2010 – hơn nửa tháng sau khi trận động đất kinh hoàng diễn ra.
4. Trận động đất kinh hoàng mạnh 7,9 độ richter ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 12/5/2008 giết chết 87.000 người. Rất nhiều nạn nhân là trẻ em bởi nhiều trường học bị sập.
Trận động đất ở Tứ Xuyên thậm chí tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách Tứ Xuyên 1.500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1.700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan, và thậm chí thủ đô Hà Nội.
5. Siêu bão Nargis đổ bộ vào các khu vực đông dân cư xung quanh đồng bằng sông Irrawaddy ở Myanmar vào ngày 2/5/2008 khiến trên 140.000 người bị chết và mất tích. Một nhà sư sững sỡ nhìn tu viện làng Nauk Pyan Doe, phía nam Pyapon, Myanmar bị siêu bão hủy hoại ngày 9/5/2008.
6. Trận động đất kinh hoàng ngày 8/10/2005 ở tây bắc Pakistan và Kashmir giết chết gần 80.000 người.
Trận động đất mạnh 7,6 độ richter bằng với độ lớn của các trận động đất San Francisco 1906, động đất Quetta 1935, động đất Gujarat 2001, và động đất Sumatra 9/2009. Mức độ nghiêm trọng do trận động đất gây ra chủ yếu là mặt đất trồi lên kết hợp với kết cấu nhà yếu.
7. Một trận động đất tồi tệ mạnh 9,1 độ richter ở phía tây Indonesia ngày 26/12/2004 gây ra sóng thần ở Ấn Độ Dương, làm chết 230.000 người ở hàng chục quốc gia.
Động đất Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học với cái tên Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nơi khác.
8. Một trận động đất 6,6 độ richter san phẳng thành phố lịch sử Bam ở đông nam Iran khiến 26.000 người thiệt mạng ngày 26/12/2003.