Yakuza giờ đây đang âm thầm hoạt động dưới vỏ bọc của các doanh nhân thành đạt.
Những lời thừa nhận trên đã gây ra một phản ứng gây sốc thực sự đối với nhiều người, đơn giản bởi vì một trong những nguyên tắc cơ bản của Yakuza trước đây là không dính líu vào những trò tội phạm vặt vãnh trên đường phố. Chưa kể luật lệ của nhiều băng nhóm Yakuza còn nghiêm cấm một loạt các hành vi như cướp bóc, ăn trộm, buôn bán ma túy ngoài đường phố, cưỡng hiếp, sát nhân v.v… Tất nhiên là một số giới luật như trên vẫn có thể bị vi phạm, nhưng chuyện ăn trộm tại nông trại được coi là một hành vi “đặc biệt thấp hèn”.
Tình cảnh của Yakuza đã thực sự tồi tệ trong vài năm gần đây, nhất là sau tuyên bố từ phía chính quyền khẳng định, bất cứ hình thức hợp tác nào đối với mafia đều được coi là trái pháp luật. Nếu như trước đây, Yakuza tại khu vực nông thôn có thể thoải mái hợp tác với các công ty xây dựng, hay các nhà thờ vào dịp lễ hội, thì giờ đây họ buộc phải tìm kiếm bất cứ nguồn thu nhập có thể nào. “Cực chẳng đã, chúng tôi bắt đầu phải ăn cắp cả… dưa bở. Ban ngày, chúng tôi cử bọn trẻ đi do thám những nơi có khả năng, đêm xuống chúng quay lại nghiên cứu việc bảo vệ tại đó. Cuối cùng, chúng tôi đột nhập để trộm dưa từ những trang trại bảo vệ lơ là nhất” – đó là thú nhận của một thành viên 37 tuổi của tổ chúc Yakuza có bí danh là Uemura.
Nhóm của Uemura đã phải tham gia những phi vụ “hạ cấp” này đã được vài năm. Tất nhiên là khó khăn cũng ngày càng chồng chất: những nông sản như dưa bở (hay nhiều loại trái cây, rau quả khác như nho và xoài) rất nặng và cồng kềnh, dễ hư hỏng khi vận chuyển, chưa kể người mua nhiều khi còn để mắt tới xuất xứ của những hàng hóa này. Ngay cả các chủ trang trại đã cẩn trọng hơn nhiều khi họ liên kết với nhau, tổ chức canh gác tuần tiễu ruộng đất của mình.
Ngoài việc trộm rau quả, Yakuza giờ đây cũng tham gia cả các hoạt động săn bắt trái phép: chẳng hạn như săn lùng hải sâm tại biển Nhật Bản và chuyển lậu sang Trung Quốc, hiện được đánh giá có thu nhập chẳng kém buôn bán ma túy. Hiện tại, hình phạt cao nhất cho hoạt động đánh bắt trộm hải sâm chỉ là 6 tháng tù và khoản tiền phạt rất nhỏ là 10 ngàn yên, dù một kilogram hải sâm khô còn cao gấp 3 lần số tiền này.
Tuy nhiên mới hồi năm 2017, một trong những ông trùm của Tập đoàn Yamaguchi-gumi đã bị chính quyền thu giữ 60 tấn hải sâm, cùng khoản tiền nộp phạt kèm theo lên tới 100 triệu yên (gần 900 ngàn đôla). Vì miếng cơm manh áo, nhiều thành viên Yakuza giờ đây cũng không nề hà bất cứ công việc gì từ bán hàng lưu niệm, bói toán, bán tranh giả; thậm chí xin làm nhân viên bảo vệ v.v…
Trên đà suy thoái
Số lượng các thành viên Yakuza đã giảm sút liên tục trong 13 năm liền. Theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật, con số này vào năm 2017 là 34.500 người – mức thấp kỷ lục kể từ khi cảnh sát bắt đầu thống kê từ 60 năm trước. Cần nhớ là vào thời kỳ đỉnh điểm của Yakuza vào năm 1964, số lượng thành viên được ước tính tới 184 ngàn người.Một thành viên Yakuza trong thời gian lễ hội Sanja Matsuri.
Theo các kết quả tính toán gần nhất, đã có 4.600 người rời bỏ các băng nhóm Yakuza chỉ trong một năm qua. Đó là chưa kể số các thành viên chủ chốt của Yakuza chỉ còn khoảng 16.800 người, số còn lại chỉ được coi là các thành viên thuộc loại “bán thường trực”. Các tập đoàn Yakuza lớn nhất hiện nay chỉ còn có Yamaguchi-gumi (4700 người); Sumiyoshi-kai, Kobe Yamaguchi-gumi và Inagawa-kai (chưa đầy 2.000 người).
Chính quyền giải thích tình trạng sụt giảm liên tục là nhờ vào các đạo luật và biện pháp hạn chế mới. Tokyo bắt đầu tích cực đấu tranh chống các phe nhóm tội phạm từ những năm 1990. Đến năm 2011, các biện pháp triệt để nhất được áp dụng, đáng chú ý là quyết định cấm hợp tác với các tổ chức, băng nhóm tội phạm. Theo đó, các công ty bị phát hiện có liên quan đến tội phạm bị tước bỏ các dịch vụ ngân hàng và thu hồi các diện tích thuê mướn.
Biện pháp trên ngay lập tức đã khiến Yakuza bị mất đi những nguồn thu tài chính đáng kể. Đó là chưa kể tới một đạo luật, theo đó một ông trùm sẽ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi tội phạm dù là nhỏ nhất của bất kỳ thành viên nào trong tổ chức của mình.
Những nguyên nhân riêng tư phổ biến nhất dẫn tới tình trạng rời bỏ Yakuza chính là nỗi lo sợ phải đi tù, cũng như sinh kế đối với những thành viên có gia đình. Trong bất cứ trường hợp nào, chủ yếu vẫn là vấn đề tiền bạc: sau một loạt những lệnh cấm đoán của chính phủ, những thành viên thông thường đến nuôi thân cũng còn gặp khó khăn chứ đừng nói đến chuyện lo cho vợ con.
Thực tế cho thấy, một phần những thành viên Yakuza sau một thời gian hoàn lương vẫn buộc phải quay lại với con đường tội phạm. Nhật Bản hiện vẫn chưa có một hệ thống chính sách giúp những người từng là thành viên của tổ chức Yakuza tái hòa nhập cộng đồng. Sau một thời gian không thể tìm kiếm một công việc lương thiện, nhiều người không còn cách nào khác là quay trở lại với hoạt động tội phạm – có điều chủ yếu tham gia vào những hành động hạ cấp nhất như trộm cướp hay lừa đảo.
Chính quyền địa phương dù sao vẫn triển khai một số giải pháp dù không đồng bộ nhằm gỡ bỏ sự kết dính giữa các thành viên với băng nhóm của chúng. Chẳng hạn như quận Fukuoka có hỗ trợ tài chính cho những người quyết định từ bỏ băng nhóm để quay trở lại với cuộc sống bình thường. Còn tại đảo Kyushu có chính sách trả 1.000 đôla cho mỗi trái lựu đạn được giao nộp, tuy nhiên với điều kiện người giao nộp cũng phải ra trình diện chính quyền. Nhiều chuyên gia đánh giá với tất cả những đặc điểm trên, các băng nhóm Yakuza nhiều khả năng sẽ duy trì được hoạt động tạm ổn cho đến Olympic mùa hè 2020 tại Tokyo, trước khi tiếp tục đà suy thoái không thể cưỡng lại của mình.
Thay đổi để tồn tại
Trước tình cảnh như vậy, Yakuza tất nhiên không thể chịu an phận mà ngược lại tìm mọi cách thay đổi nhằm duy trì ảnh hưởng đối với xã hội Nhật Bản. Hình ảnh một thành viên Yakuza đã thay đổi rất nhiều từ vài năm qua: không còn là những kẻ xấc láo với hình xăm khắp người với những ngón tay bị chặt cụt sau những lần mắc lỗi trước ông chủ.
Một phần nào trong số này đã trở thành những thương gia tháo vát, táo bạo, có quan hệ thân cận với giới chức thượng lưu trong xã hội. Họ điều hành các câu lạc bộ thoát y, cho vay nặng lãi, các cửa hàng bán đồ khiêu dâm, ma túy hay vũ khí.
Nói cách khác, các công ty của Yakuza từ vài thập niên qua đã dần dần “hợp pháp hóa” thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Chẳng hạn như tại Tokyo, bất cứ ai cũng có thể thưởng thức một tách cà phê ngon nhất, đăng ký đi nghỉ ở nước ngoài, mua thực phẩm, đi xem hòa nhạc, thậm chí học tiếng Anh qua dịch vụ do các công ty của Yakuza cung cấp.
Thậm chí họ còn tham gia các hoạt động cộng đồng tích cực. Các tập đoàn của Yakuza đã điều những lực lượng lao động đông đảo tới giúp làm sạch các khu vực bị lây nhiễm phóng xạ sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima vào năm 2011. Yakuza trong một mức độ nào đó vẫn có quan hệ thân cận với nhiều chính trị gia: họ có thể đóng vai những cử tri đáng tin cậy, đứng ra bảo vệ chính trị gia trước những nguy cơ đe dọa, là những nhà tài trợ hào phóng và giành được những dự án xã hội đáng kể.
Olympic Tokyo 2020 sắp tới được đánh giá là một cơ hội rất tốt để Yakuza phát tài! Chẳng hạn như có thông tin cho thấy, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Nhật Bản được bắt gặp cặp kè với một vài thành viên cao cấp của Yakuza. Trên thực tế, Yakuza sẽ khó có thể biến mất hoàn toàn mà chỉ đơn giản lui vào hoạt động kín đáo và bí mật hơn trước cái nhìn của công chúng. Dù sao, đó cũng là một biểu tượng lâu năm đã “ăn sâu bén rễ” trong lòng xã hội Nhật Bản.
Yakuza giờ đây đang âm thầm hoạt động dưới vỏ bọc của các doanh nhân thành đạt.
Những lời thừa nhận trên đã gây ra một phản ứng gây sốc thực sự đối với nhiều người, đơn giản bởi vì một trong những nguyên tắc cơ bản của Yakuza trước đây là không dính líu vào những trò tội phạm vặt vãnh trên đường phố. Chưa kể luật lệ của nhiều băng nhóm Yakuza còn nghiêm cấm một loạt các hành vi như cướp bóc, ăn trộm, buôn bán ma túy ngoài đường phố, cưỡng hiếp, sát nhân v.v… Tất nhiên là một số giới luật như trên vẫn có thể bị vi phạm, nhưng chuyện ăn trộm tại nông trại được coi là một hành vi “đặc biệt thấp hèn”.
Tình cảnh của Yakuza đã thực sự tồi tệ trong vài năm gần đây, nhất là sau tuyên bố từ phía chính quyền khẳng định, bất cứ hình thức hợp tác nào đối với mafia đều được coi là trái pháp luật. Nếu như trước đây, Yakuza tại khu vực nông thôn có thể thoải mái hợp tác với các công ty xây dựng, hay các nhà thờ vào dịp lễ hội, thì giờ đây họ buộc phải tìm kiếm bất cứ nguồn thu nhập có thể nào. “Cực chẳng đã, chúng tôi bắt đầu phải ăn cắp cả… dưa bở. Ban ngày, chúng tôi cử bọn trẻ đi do thám những nơi có khả năng, đêm xuống chúng quay lại nghiên cứu việc bảo vệ tại đó. Cuối cùng, chúng tôi đột nhập để trộm dưa từ những trang trại bảo vệ lơ là nhất” – đó là thú nhận của một thành viên 37 tuổi của tổ chúc Yakuza có bí danh là Uemura.
Nhóm của Uemura đã phải tham gia những phi vụ “hạ cấp” này đã được vài năm. Tất nhiên là khó khăn cũng ngày càng chồng chất: những nông sản như dưa bở (hay nhiều loại trái cây, rau quả khác như nho và xoài) rất nặng và cồng kềnh, dễ hư hỏng khi vận chuyển, chưa kể người mua nhiều khi còn để mắt tới xuất xứ của những hàng hóa này. Ngay cả các chủ trang trại đã cẩn trọng hơn nhiều khi họ liên kết với nhau, tổ chức canh gác tuần tiễu ruộng đất của mình.
Ngoài việc trộm rau quả, Yakuza giờ đây cũng tham gia cả các hoạt động săn bắt trái phép: chẳng hạn như săn lùng hải sâm tại biển Nhật Bản và chuyển lậu sang Trung Quốc, hiện được đánh giá có thu nhập chẳng kém buôn bán ma túy. Hiện tại, hình phạt cao nhất cho hoạt động đánh bắt trộm hải sâm chỉ là 6 tháng tù và khoản tiền phạt rất nhỏ là 10 ngàn yên, dù một kilogram hải sâm khô còn cao gấp 3 lần số tiền này.
Tuy nhiên mới hồi năm 2017, một trong những ông trùm của Tập đoàn Yamaguchi-gumi đã bị chính quyền thu giữ 60 tấn hải sâm, cùng khoản tiền nộp phạt kèm theo lên tới 100 triệu yên (gần 900 ngàn đôla). Vì miếng cơm manh áo, nhiều thành viên Yakuza giờ đây cũng không nề hà bất cứ công việc gì từ bán hàng lưu niệm, bói toán, bán tranh giả; thậm chí xin làm nhân viên bảo vệ v.v…
Trên đà suy thoái
Số lượng các thành viên Yakuza đã giảm sút liên tục trong 13 năm liền. Theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật, con số này vào năm 2017 là 34.500 người – mức thấp kỷ lục kể từ khi cảnh sát bắt đầu thống kê từ 60 năm trước. Cần nhớ là vào thời kỳ đỉnh điểm của Yakuza vào năm 1964, số lượng thành viên được ước tính tới 184 ngàn người.
Một thành viên Yakuza trong thời gian lễ hội Sanja Matsuri.
Theo các kết quả tính toán gần nhất, đã có 4.600 người rời bỏ các băng nhóm Yakuza chỉ trong một năm qua. Đó là chưa kể số các thành viên chủ chốt của Yakuza chỉ còn khoảng 16.800 người, số còn lại chỉ được coi là các thành viên thuộc loại “bán thường trực”. Các tập đoàn Yakuza lớn nhất hiện nay chỉ còn có Yamaguchi-gumi (4700 người); Sumiyoshi-kai, Kobe Yamaguchi-gumi và Inagawa-kai (chưa đầy 2.000 người).
Chính quyền giải thích tình trạng sụt giảm liên tục là nhờ vào các đạo luật và biện pháp hạn chế mới. Tokyo bắt đầu tích cực đấu tranh chống các phe nhóm tội phạm từ những năm 1990. Đến năm 2011, các biện pháp triệt để nhất được áp dụng, đáng chú ý là quyết định cấm hợp tác với các tổ chức, băng nhóm tội phạm. Theo đó, các công ty bị phát hiện có liên quan đến tội phạm bị tước bỏ các dịch vụ ngân hàng và thu hồi các diện tích thuê mướn.
Biện pháp trên ngay lập tức đã khiến Yakuza bị mất đi những nguồn thu tài chính đáng kể. Đó là chưa kể tới một đạo luật, theo đó một ông trùm sẽ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi tội phạm dù là nhỏ nhất của bất kỳ thành viên nào trong tổ chức của mình.
Những nguyên nhân riêng tư phổ biến nhất dẫn tới tình trạng rời bỏ Yakuza chính là nỗi lo sợ phải đi tù, cũng như sinh kế đối với những thành viên có gia đình. Trong bất cứ trường hợp nào, chủ yếu vẫn là vấn đề tiền bạc: sau một loạt những lệnh cấm đoán của chính phủ, những thành viên thông thường đến nuôi thân cũng còn gặp khó khăn chứ đừng nói đến chuyện lo cho vợ con.
Thực tế cho thấy, một phần những thành viên Yakuza sau một thời gian hoàn lương vẫn buộc phải quay lại với con đường tội phạm. Nhật Bản hiện vẫn chưa có một hệ thống chính sách giúp những người từng là thành viên của tổ chức Yakuza tái hòa nhập cộng đồng. Sau một thời gian không thể tìm kiếm một công việc lương thiện, nhiều người không còn cách nào khác là quay trở lại với hoạt động tội phạm – có điều chủ yếu tham gia vào những hành động hạ cấp nhất như trộm cướp hay lừa đảo.
Chính quyền địa phương dù sao vẫn triển khai một số giải pháp dù không đồng bộ nhằm gỡ bỏ sự kết dính giữa các thành viên với băng nhóm của chúng. Chẳng hạn như quận Fukuoka có hỗ trợ tài chính cho những người quyết định từ bỏ băng nhóm để quay trở lại với cuộc sống bình thường. Còn tại đảo Kyushu có chính sách trả 1.000 đôla cho mỗi trái lựu đạn được giao nộp, tuy nhiên với điều kiện người giao nộp cũng phải ra trình diện chính quyền. Nhiều chuyên gia đánh giá với tất cả những đặc điểm trên, các băng nhóm Yakuza nhiều khả năng sẽ duy trì được hoạt động tạm ổn cho đến Olympic mùa hè 2020 tại Tokyo, trước khi tiếp tục đà suy thoái không thể cưỡng lại của mình.
Thay đổi để tồn tại
Trước tình cảnh như vậy, Yakuza tất nhiên không thể chịu an phận mà ngược lại tìm mọi cách thay đổi nhằm duy trì ảnh hưởng đối với xã hội Nhật Bản. Hình ảnh một thành viên Yakuza đã thay đổi rất nhiều từ vài năm qua: không còn là những kẻ xấc láo với hình xăm khắp người với những ngón tay bị chặt cụt sau những lần mắc lỗi trước ông chủ.
Một phần nào trong số này đã trở thành những thương gia tháo vát, táo bạo, có quan hệ thân cận với giới chức thượng lưu trong xã hội. Họ điều hành các câu lạc bộ thoát y, cho vay nặng lãi, các cửa hàng bán đồ khiêu dâm, ma túy hay vũ khí.
Nói cách khác, các công ty của Yakuza từ vài thập niên qua đã dần dần “hợp pháp hóa” thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Chẳng hạn như tại Tokyo, bất cứ ai cũng có thể thưởng thức một tách cà phê ngon nhất, đăng ký đi nghỉ ở nước ngoài, mua thực phẩm, đi xem hòa nhạc, thậm chí học tiếng Anh qua dịch vụ do các công ty của Yakuza cung cấp.
Thậm chí họ còn tham gia các hoạt động cộng đồng tích cực. Các tập đoàn của Yakuza đã điều những lực lượng lao động đông đảo tới giúp làm sạch các khu vực bị lây nhiễm phóng xạ sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima vào năm 2011. Yakuza trong một mức độ nào đó vẫn có quan hệ thân cận với nhiều chính trị gia: họ có thể đóng vai những cử tri đáng tin cậy, đứng ra bảo vệ chính trị gia trước những nguy cơ đe dọa, là những nhà tài trợ hào phóng và giành được những dự án xã hội đáng kể.
Olympic Tokyo 2020 sắp tới được đánh giá là một cơ hội rất tốt để Yakuza phát tài! Chẳng hạn như có thông tin cho thấy, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Nhật Bản được bắt gặp cặp kè với một vài thành viên cao cấp của Yakuza. Trên thực tế, Yakuza sẽ khó có thể biến mất hoàn toàn mà chỉ đơn giản lui vào hoạt động kín đáo và bí mật hơn trước cái nhìn của công chúng. Dù sao, đó cũng là một biểu tượng lâu năm đã “ăn sâu bén rễ” trong lòng xã hội Nhật Bản.