Cầu sông Cửu Giang, bắc qua sông Dương Tử, nối thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây với thành phố Hoàng Cương, một trong những nơi ở tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa với phần còn lại của Trung Quốc. Hiện tại, 17 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc chịu lệnh phong tỏa trong nỗ lực khống chế dịch bệnh lan rộng.Tuy nhiên, nỗ lực phong thành của chính quyền Trung Quốc không giữ chân được một bộ phận, những thành phần sống chết phải thoát khỏi “ổ dịch”.Trước đó, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ người đàn ông đến từ thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, chèo xuồng vượt sông Dương Tử để đi làm tại Cửu Giang. Chính quyền địa phương đã phong tỏa toàn bộ cầu và các tuyến phà giữa Cửu Giang với Hoàng Cương từ ngày 26/1.Wu Minzhou, một chủ doanh nghiệp, 40 tuổi, đang câu cá gần cây cầu ở phía Giang Tây, nói rằng ông lo ngại những trường hợp ngoại lệ đang rời khỏi Hồ Bắc. “Vì đã có một thời gian ủ bệnh ở Hồ Bắc, nếu họ đi ra ngoài, ví dụ, đến các thành phố ở phía bắc Trung Quốc thì có thể lây sang các khu vực đó”, ông nói.Trong khi đó, chính quyền đã ra lệnh cấm các phương tiện giao thông di chuyển qua cầu, nhưng không áp dụng với người đi bộ, theo Reuters. Cảnh sát giải thích rằng vẫn có người đang qua lại Hồ Bắc nhưng đó là những “trường hợp đặc biệt”.Người dân đi bộ băng cầu đến trước biển báo “Cấm vào” ở điểm kiểm tra phía cầu sông Cửu Giang, điểm chốt chặn cuối cần vượt qua trước khi vào thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.Trường hợp được rời khỏi Hồ Bắc giữa lúc phong thành là những người đã mua vé đến đây từ Cửu Giang từ trước Tết Nguyên đán.“Ngay lúc này, mọi người đều hoảng loạn nhưng tôi nghĩ mọi việc không tệ lắm”, công nhân nhập cư Guan, 45 tuổi, nói sau khi băng qua cây cầu rời khỏi Hồ Bắc.Một người đàn ông khác nói với Reuters rằng anh ta cùng bạn mình đã lái xe từ Cửu Giang qua cầu để về quê ở Hồ Bắc. “Nhưng khi đã vào Hồ Bắc rồi, bạn không thể đi ra nữa”, người đàn ông họ Tian cho biết. “Bạn phải ở lại nhà, không thể rời đi nữa”.Dịch bệnh, được cho là bắt nguồn từ chợ hải sản ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, đã khiến WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu lần thứ 6 hôm 30/1.Tàu hỏa cũng như các phương tiện giao thông công cộng khác bị đình chỉ hoạt động. Các tuyến đường giao thông bị niêm phong và trạm kiểm soát mọc lên tại các trạm thu phí xung quanh Vũ Hán. Các biện pháp đặc biệt cũng được áp dụng với các thành phố khác ở Hồ Bắc.Dù Cửu Giang chưa chính thức bị phong tỏa, nhưng đường phố của thành phố gần 5 triệu dân đã trở nên vắng vẻ. Các địa điểm du lịch chính bị đóng cửa vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hôm 30/1. Các cửa hàng đóng chặt cửa. Một vài nhà hàng mở cửa nhưng gần như không một bóng người.Thành phố cũng yêu cầu bất cứ ai vừa trở về từ Hồ Bắc cần đến các điểm quy định để kiểm tra. Đến ngày 31/1, Cửu Giang ghi nhận 42 trường hợp nhiễm bệnh.“Thông thường, vào thời điểm này trong năm, nhà hàng rất đông khách nhưng giờ không có người nào”, chủ nhà hàng chay gần chùa Phật giáo Donglin ở Cửu Giang, nói.Những người đi bộ qua cầu sông Dương Tử đặt ra điểm yếu của lệnh phong tỏa.Đến sáng sớm 2/2, tổng số ca nhiễm chủng mới của virus corona (2019-nCoV) là 14.551 người. Riêng tại Trung Quốc đại lục, có 14.380 người nhiễm bệnh, và 304 người tử vong. Số ca nhiễm bệnh tăng hơn 2.500 so với một ngày trước đó. Trong ảnh, người phụ nữ được phép qua chốt kiểm tra sông Cửu Giang để vào thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.Cũng trong sáng nay, đại diện WHO tại Philippines, Rabindra Abeyasinghe, thông báo trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Nạn nhân là người đàn ông 44 tuổi, qua đời tại bệnh viện San Lazaro ở Manila.
Cầu sông Cửu Giang, bắc qua sông Dương Tử, nối thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây với thành phố Hoàng Cương, một trong những nơi ở tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa với phần còn lại của Trung Quốc. Hiện tại, 17 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc chịu lệnh phong tỏa trong nỗ lực khống chế dịch bệnh lan rộng.
Tuy nhiên, nỗ lực phong thành của chính quyền Trung Quốc không giữ chân được một bộ phận, những thành phần sống chết phải thoát khỏi “ổ dịch”.
Trước đó, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ người đàn ông đến từ thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, chèo xuồng vượt sông Dương Tử để đi làm tại Cửu Giang. Chính quyền địa phương đã phong tỏa toàn bộ cầu và các tuyến phà giữa Cửu Giang với Hoàng Cương từ ngày 26/1.
Wu Minzhou, một chủ doanh nghiệp, 40 tuổi, đang câu cá gần cây cầu ở phía Giang Tây, nói rằng ông lo ngại những trường hợp ngoại lệ đang rời khỏi Hồ Bắc. “Vì đã có một thời gian ủ bệnh ở Hồ Bắc, nếu họ đi ra ngoài, ví dụ, đến các thành phố ở phía bắc Trung Quốc thì có thể lây sang các khu vực đó”, ông nói.
Trong khi đó, chính quyền đã ra lệnh cấm các phương tiện giao thông di chuyển qua cầu, nhưng không áp dụng với người đi bộ, theo Reuters. Cảnh sát giải thích rằng vẫn có người đang qua lại Hồ Bắc nhưng đó là những “trường hợp đặc biệt”.
Người dân đi bộ băng cầu đến trước biển báo “Cấm vào” ở điểm kiểm tra phía cầu sông Cửu Giang, điểm chốt chặn cuối cần vượt qua trước khi vào thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
Trường hợp được rời khỏi Hồ Bắc giữa lúc phong thành là những người đã mua vé đến đây từ Cửu Giang từ trước Tết Nguyên đán.
“Ngay lúc này, mọi người đều hoảng loạn nhưng tôi nghĩ mọi việc không tệ lắm”, công nhân nhập cư Guan, 45 tuổi, nói sau khi băng qua cây cầu rời khỏi Hồ Bắc.
Một người đàn ông khác nói với Reuters rằng anh ta cùng bạn mình đã lái xe từ Cửu Giang qua cầu để về quê ở Hồ Bắc. “Nhưng khi đã vào Hồ Bắc rồi, bạn không thể đi ra nữa”, người đàn ông họ Tian cho biết. “Bạn phải ở lại nhà, không thể rời đi nữa”.
Dịch bệnh, được cho là bắt nguồn từ chợ hải sản ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, đã khiến WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu lần thứ 6 hôm 30/1.
Tàu hỏa cũng như các phương tiện giao thông công cộng khác bị đình chỉ hoạt động. Các tuyến đường giao thông bị niêm phong và trạm kiểm soát mọc lên tại các trạm thu phí xung quanh Vũ Hán. Các biện pháp đặc biệt cũng được áp dụng với các thành phố khác ở Hồ Bắc.
Dù Cửu Giang chưa chính thức bị phong tỏa, nhưng đường phố của thành phố gần 5 triệu dân đã trở nên vắng vẻ. Các địa điểm du lịch chính bị đóng cửa vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hôm 30/1. Các cửa hàng đóng chặt cửa. Một vài nhà hàng mở cửa nhưng gần như không một bóng người.
Thành phố cũng yêu cầu bất cứ ai vừa trở về từ Hồ Bắc cần đến các điểm quy định để kiểm tra. Đến ngày 31/1, Cửu Giang ghi nhận 42 trường hợp nhiễm bệnh.
“Thông thường, vào thời điểm này trong năm, nhà hàng rất đông khách nhưng giờ không có người nào”, chủ nhà hàng chay gần chùa Phật giáo Donglin ở Cửu Giang, nói.
Những người đi bộ qua cầu sông Dương Tử đặt ra điểm yếu của lệnh phong tỏa.
Đến sáng sớm 2/2, tổng số ca nhiễm chủng mới của virus corona (2019-nCoV) là 14.551 người. Riêng tại Trung Quốc đại lục, có 14.380 người nhiễm bệnh, và 304 người tử vong. Số ca nhiễm bệnh tăng hơn 2.500 so với một ngày trước đó. Trong ảnh, người phụ nữ được phép qua chốt kiểm tra sông Cửu Giang để vào thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.
Cũng trong sáng nay, đại diện WHO tại Philippines, Rabindra Abeyasinghe, thông báo trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Nạn nhân là người đàn ông 44 tuổi, qua đời tại bệnh viện San Lazaro ở Manila.