Vườn quốc gia Huascaran nằm ở đỉnh núi cao nhất của Peru. Khu bảo tồn này có 660 sông băng và 300 hồ băng trên 340.000ha, tạo ra một nơi trú ẩn tuyệt vời cho các loài động vật hoang dã. (Ảnh: IT)Vườn quốc gia Huascaran còn là địa điểm lý tưởng để ngắm vườn dứa khổng lồ Puya Raimondi cao chót vót bởi nơi đây là khu vực sinh sống của loài thực vật kỳ lạ này.Cây Puya Raimondi còn được gọi với cái tên “Nữ hoàng của dãy Andes”. Nó thuộc họ dứa và được xem là loài cây nắm giữ kỷ lục nở hoa muộn nhất thế giới, phải mất tới 80 đến 150 năm cây mới ra hoa một lần.Loài cây này chỉ được tìm thấy trên độ cao từ 3.000 đến 4.000 m ở Peru và Bolivia - những nơi đất đai khô cằn và điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.Do điều kiện sinh sống nên cây Puya Raimondi cần thời gian rất lâu để hấp thụ dinh dưỡng, phát triển, trưởng thành và nở hoa kết trái.Sau khi hoa bung nở, kết trái thì cây sẽ dần rụi và chết. Đặc biệt, mỗi lần "khai hoa nở nhụy", một cây Puya Raimondi có thể phát triển cao tận 10m, cho ra tới 8.000 bông hoa và 6 triệu hạt giống.Puya Raimondi được phát hiện và đặt tên theo nhà thực vật học nổi tiếng người Ý - Antonio Raimondi. Hiện loài cây này đang nằm trong nguy cơ bị tuyệt chủng.Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 800.000 cây Puya Raimondi có thể được tìm thấy trên khắp Peru và khoảng 30.000 - 35.000 cây ở Bolivia.Vườn quốc gia Huascaran ở Peru được cho là nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng loài thực vật kỳ lạ này.Đến nơi đây, du khách có thể bắt gặp một khu vườn dứa khổng lồ nở rộ từ tháng 5 đến tháng 11. >>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ
Vườn quốc gia Huascaran nằm ở đỉnh núi cao nhất của Peru. Khu bảo tồn này có 660 sông băng và 300 hồ băng trên 340.000ha, tạo ra một nơi trú ẩn tuyệt vời cho các loài động vật hoang dã. (Ảnh: IT)
Vườn quốc gia Huascaran còn là địa điểm lý tưởng để ngắm vườn dứa khổng lồ Puya Raimondi cao chót vót bởi nơi đây là khu vực sinh sống của loài thực vật kỳ lạ này.
Cây Puya Raimondi còn được gọi với cái tên “Nữ hoàng của dãy Andes”. Nó thuộc họ dứa và được xem là loài cây nắm giữ kỷ lục nở hoa muộn nhất thế giới, phải mất tới 80 đến 150 năm cây mới ra hoa một lần.
Loài cây này chỉ được tìm thấy trên độ cao từ 3.000 đến 4.000 m ở Peru và Bolivia - những nơi đất đai khô cằn và điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Do điều kiện sinh sống nên cây Puya Raimondi cần thời gian rất lâu để hấp thụ dinh dưỡng, phát triển, trưởng thành và nở hoa kết trái.
Sau khi hoa bung nở, kết trái thì cây sẽ dần rụi và chết. Đặc biệt, mỗi lần "khai hoa nở nhụy", một cây Puya Raimondi có thể phát triển cao tận 10m, cho ra tới 8.000 bông hoa và 6 triệu hạt giống.
Puya Raimondi được phát hiện và đặt tên theo nhà thực vật học nổi tiếng người Ý - Antonio Raimondi. Hiện loài cây này đang nằm trong nguy cơ bị tuyệt chủng.
Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 800.000 cây Puya Raimondi có thể được tìm thấy trên khắp Peru và khoảng 30.000 - 35.000 cây ở Bolivia.
Vườn quốc gia Huascaran ở Peru được cho là nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng loài thực vật kỳ lạ này.
Đến nơi đây, du khách có thể bắt gặp một khu vườn dứa khổng lồ nở rộ từ tháng 5 đến tháng 11.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ