Trước khi con người phát minh ra điện, người Ba Tư cổ đại đã xây dựng một công trình bằng vữa nhằm lưu trữ thực phẩm và đá lạnh - họ hàng xa của tủ lạnh hiện đại.Ở Trung Đông - một trong những cái nôi của nền văn minh và văn hóa nhân loại. Ở nơi đây, vào khoảng thế kỷ 4 trước CN, người Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một thứ gọi là Yakhchal.Yakhchal mang nghĩa đen là "hố băng", vốn là thiết bị làm mát cổ có hình nón cao, rỗng ruột. Khoảng không bên trong Yakhchal được dùng để dự trữ băng đá, thực phẩm hay những đồ dễ thiu hỏng. Đây là thiết bị giữ lạnh hiệu quả dù chúng được thiết kế nằm giữa sa mạc nóng như thiêu đốt.Những đặc trưng thiết kế khác nhau giữ cho nhiệt độ thấp bên trong Yakhchal, từ cấu trúc hình xoắn ốc đến các tháp gió và lỗ thông hơi. Ở một số vùng sa mạc, đặc biệt là tại các khu vực có độ cao lớn, nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng vào ban đêm. Nước được dẫn từ một qanat (hầm dẫn nước) vào Yakhchal, nơi chúng đóng băng khi nhiệt độ xuống đủ thấp.Một số có lỗ ở gần đáy, để giữ không khí lạnh đi xuống khu vực dưới lòng đất rộng lớn, nơi đá được làm ra và bảo quản. Các lỗ gần đỉnh tháp cho khí nóng thoát ra.Những chiếc "máy giữ lạnh" cổ xưa này giống như tổ ong trồi lên mặt đất. Mái vòm rỗng của nó cao khoảng chục mét. Bên dưới lòng đất là các kho ngầm rộng lớn để chứa những khối băng.Yakhchal đôi khi được trang bị tháp gió được xây bằng bùn hoặc gạch làm từ bùn. Các lỗ thông hơi ở trên đỉnh tháp đưa không khí lạnh xuống dòng nước chảy phía dưới. Các tháp này còn được xây tích hợp với các ngôi nhà, có tác dụng như một ống thông khí, giúp làm mát.Đáy công trình là nơi trữ đá lạnh, được lót một lớp rơm rạ dày để tăng cách nhiệt.Tường của tháp được xây để đổ bóng xuống nguồn nước khi nước được dẫn vào Yakhchal, giúp đẩy nhanh quá trình đông đá. Những bức tường dày chống nước và chống nhiệt này được làm từ hỗn hợp đặc biệt gồm cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro sarooj.Công trình này cho phép người dân làm đá và tích trữ vào những tháng lạnh, sau đó sử dụng quanh năm để bảo quản thức ăn và làm faloodeh – món tráng miệng gồm mì sợi mảnh và siro đông lạnh.Yakhchal còn là nơi trữ đá lạnh được đem xuống từ những ngọn núi gần đó, và đóng vai trò như tủ lạnh.Nhiều công trình này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng có thể được tìm thấy ở Meybod, Yazd và Kerman ở Iran.
Trước khi con người phát minh ra điện, người Ba Tư cổ đại đã xây dựng một công trình bằng vữa nhằm lưu trữ thực phẩm và đá lạnh - họ hàng xa của tủ lạnh hiện đại.
Ở Trung Đông - một trong những cái nôi của nền văn minh và văn hóa nhân loại. Ở nơi đây, vào khoảng thế kỷ 4 trước CN, người Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một thứ gọi là Yakhchal.
Yakhchal mang nghĩa đen là "hố băng", vốn là thiết bị làm mát cổ có hình nón cao, rỗng ruột. Khoảng không bên trong Yakhchal được dùng để dự trữ băng đá, thực phẩm hay những đồ dễ thiu hỏng. Đây là thiết bị giữ lạnh hiệu quả dù chúng được thiết kế nằm giữa sa mạc nóng như thiêu đốt.
Những đặc trưng thiết kế khác nhau giữ cho nhiệt độ thấp bên trong Yakhchal, từ cấu trúc hình xoắn ốc đến các tháp gió và lỗ thông hơi. Ở một số vùng sa mạc, đặc biệt là tại các khu vực có độ cao lớn, nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng vào ban đêm. Nước được dẫn từ một qanat (hầm dẫn nước) vào Yakhchal, nơi chúng đóng băng khi nhiệt độ xuống đủ thấp.
Một số có lỗ ở gần đáy, để giữ không khí lạnh đi xuống khu vực dưới lòng đất rộng lớn, nơi đá được làm ra và bảo quản. Các lỗ gần đỉnh tháp cho khí nóng thoát ra.
Những chiếc "máy giữ lạnh" cổ xưa này giống như tổ ong trồi lên mặt đất. Mái vòm rỗng của nó cao khoảng chục mét. Bên dưới lòng đất là các kho ngầm rộng lớn để chứa những khối băng.
Yakhchal đôi khi được trang bị tháp gió được xây bằng bùn hoặc gạch làm từ bùn. Các lỗ thông hơi ở trên đỉnh tháp đưa không khí lạnh xuống dòng nước chảy phía dưới. Các tháp này còn được xây tích hợp với các ngôi nhà, có tác dụng như một ống thông khí, giúp làm mát.
Đáy công trình là nơi trữ đá lạnh, được lót một lớp rơm rạ dày để tăng cách nhiệt.
Tường của tháp được xây để đổ bóng xuống nguồn nước khi nước được dẫn vào Yakhchal, giúp đẩy nhanh quá trình đông đá. Những bức tường dày chống nước và chống nhiệt này được làm từ hỗn hợp đặc biệt gồm cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro sarooj.
Công trình này cho phép người dân làm đá và tích trữ vào những tháng lạnh, sau đó sử dụng quanh năm để bảo quản thức ăn và làm faloodeh – món tráng miệng gồm mì sợi mảnh và siro đông lạnh.
Yakhchal còn là nơi trữ đá lạnh được đem xuống từ những ngọn núi gần đó, và đóng vai trò như tủ lạnh.
Nhiều công trình này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng có thể được tìm thấy ở Meybod, Yazd và Kerman ở Iran.