Ngày 3/3, một tuần sau khi Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất loại bỏ khỏi hiến pháp nội dung quy định chủ tịch và phó chủ tịch nước không tại chức quá 2 nhiệm kỳ, đại biểu bắt đầu đổ về Bắc Kinh để tham dự các kỳ họp thường niên gọi "Lưỡng hội". "Lưỡng hội" bao gồm kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC - tương đương quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC - tương tự mặt trận tổ quốc) diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ảnh: Reuters.Kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc sẽ diễn ra trong 2 tuần giữa làn khói mù dày đặc của Bắc Kinh. South China Morning Post cho biết vào năm nay, khi các đại biểu của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân bắt đầu về Đại lễ đường Nhân dân, hai hàng cảnh vệ đã chuẩn bị cho họ một lối đi rộng và ngăn đám đông phóng viên tiếp cận. Trong những năm trước, khoảng sân trước của Đại lễ đường thường là nơi phóng viên có thể tiếp cận đại biểu trước khi họ vào họp và cảnh vệ ít khi can thiệp. Ảnh: AFP.Khi được hỏi vì sao truyền thống bị phá vỡ, một cảnh vệ cho biết: "Đây là một năm mới, chúng tôi có luật lệ mới" và họ đơn giản chỉ muốn đại biểu vào hội trường càng nhanh càng tốt. Ảnh: AFP.Các phóng viên không tốn nhiều thời gian để phá vỡ hàng rào cảnh vệ và tiếp cận đại biểu. Dù vậy, họ thường nhận được lời từ chối trả lời. Trong ảnh, phóng viên vây quanh vận động viên bóng rổ Diêu Minh khi ông đến dự cuộc họp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Ảnh: AFP. Ảnh: AFP.Cũng không nhiều đại biểu đứng lại chụp hình như những năm trước với lý do chính là họ không được mang theo điện thoại vào phòng họp năm nay. Một đại biểu tỏ ra bất ngờ khi bà thấy phóng viên của South China Morning Post gõ trên điện thoại. "Sao anh/chị được mang theo điện thoại vậy", bà hỏi. "Chúng tôi được yêu cầu không mang theo điện thoại". Bà từ chối trả lời khi được hỏi ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp, bà vẫy tay rồi bỏ đi. Ảnh: Reuters.Bên trong Đại lễ đường, phóng viên bị giữ tránh xa khu vực phía bắc, nơi các quan chức cấp cao như bộ trưởng thường dùng để đi vào phòng họp. Ảnh: Reuters.Trong suốt 90 phút Chủ tịch CPPCC Du Chính Thanh (người đang đi) đọc báo cáo trước đại hội, các quan chức cấp cao ngồi hàng đầu hầu như không nói chuyện hay tương tác với nhau. Không ai rời chỗ ngồi, ít người bắt tay nhau trước phần cuối của cuộc họp như họ thường làm trong quá khứ. Ảnh: Reuters.Trong cuộc họp báo về cuộc họp của CPPCC, người phát ngôn cơ quan này nói rằng việc các nước chỉ trích Trung Quốc "xâm nhập" chính trị nội bộ của họ là một cụm từ được tạo ra để hạ thấp uy tín Trung Quốc. "Đáng tiếc thay, chúng tôi thấy nhiều người phương Tây, thân thể ở thế kỷ 21 nhưng trí não mắc lại ở Chiến tranh Lạnh", Reuters dẫn lời ông Wang Guoqing nói. Năm 2017, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng ông không coi thường các báo cáo về việc đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách can thiệp nội bộ chính trị nước này. Ảnh: AFP.Wang nói rằng một số thế lực phương Tây sử dụng tiêu chuẩn kép và đầy thành kiến với Trung Quốc. Cuộc họp báo này chỉ nhận 1 câu hỏi từ phóng viên nước ngoài. Một nhà báo Nhật Bản đã hỏi về triển vọng quan hệ Trung - Nhật. Ảnh: AFP.Cuộc họp của NPC, khai mạc ngày 4/3, được nhận định sẽ thông qua việc thành lập một "siêu cơ quan" chống tham nhũng giám sát tất cả viên chức nhà nước và kiểm tra các bộ. Nhiều vị trí quan trọng cũng sẽ được bổ nhiệm vào dịp này. Ảnh: AFP.NPC cũng dự kiến thông qua thay đổi quan trọng nhất đối với chính trị Trung Quốc trong thập kỷ qua khi xóa bỏ hạn chế hiến định về số nhiệm kỳ tối đa của chủ tịch và phó chủ tịch nước. Việc này sẽ mở đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền sau năm 2022. Ảnh: AFP.
Ngày 3/3, một tuần sau khi Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất loại bỏ khỏi hiến pháp nội dung quy định chủ tịch và phó chủ tịch nước không tại chức quá 2 nhiệm kỳ, đại biểu bắt đầu đổ về Bắc Kinh để tham dự các kỳ họp thường niên gọi "Lưỡng hội". "Lưỡng hội" bao gồm kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC - tương đương quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC - tương tự mặt trận tổ quốc) diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ảnh: Reuters.
Kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc sẽ diễn ra trong 2 tuần giữa làn khói mù dày đặc của Bắc Kinh. South China Morning Post cho biết vào năm nay, khi các đại biểu của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân bắt đầu về Đại lễ đường Nhân dân, hai hàng cảnh vệ đã chuẩn bị cho họ một lối đi rộng và ngăn đám đông phóng viên tiếp cận. Trong những năm trước, khoảng sân trước của Đại lễ đường thường là nơi phóng viên có thể tiếp cận đại biểu trước khi họ vào họp và cảnh vệ ít khi can thiệp. Ảnh: AFP.
Khi được hỏi vì sao truyền thống bị phá vỡ, một cảnh vệ cho biết: "Đây là một năm mới, chúng tôi có luật lệ mới" và họ đơn giản chỉ muốn đại biểu vào hội trường càng nhanh càng tốt. Ảnh: AFP.
Các phóng viên không tốn nhiều thời gian để phá vỡ hàng rào cảnh vệ và tiếp cận đại biểu. Dù vậy, họ thường nhận được lời từ chối trả lời. Trong ảnh, phóng viên vây quanh vận động viên bóng rổ Diêu Minh khi ông đến dự cuộc họp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Ảnh: AFP. Ảnh: AFP.
Cũng không nhiều đại biểu đứng lại chụp hình như những năm trước với lý do chính là họ không được mang theo điện thoại vào phòng họp năm nay. Một đại biểu tỏ ra bất ngờ khi bà thấy phóng viên của South China Morning Post gõ trên điện thoại. "Sao anh/chị được mang theo điện thoại vậy", bà hỏi. "Chúng tôi được yêu cầu không mang theo điện thoại". Bà từ chối trả lời khi được hỏi ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp, bà vẫy tay rồi bỏ đi. Ảnh: Reuters.
Bên trong Đại lễ đường, phóng viên bị giữ tránh xa khu vực phía bắc, nơi các quan chức cấp cao như bộ trưởng thường dùng để đi vào phòng họp. Ảnh: Reuters.
Trong suốt 90 phút Chủ tịch CPPCC Du Chính Thanh (người đang đi) đọc báo cáo trước đại hội, các quan chức cấp cao ngồi hàng đầu hầu như không nói chuyện hay tương tác với nhau. Không ai rời chỗ ngồi, ít người bắt tay nhau trước phần cuối của cuộc họp như họ thường làm trong quá khứ. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo về cuộc họp của CPPCC, người phát ngôn cơ quan này nói rằng việc các nước chỉ trích Trung Quốc "xâm nhập" chính trị nội bộ của họ là một cụm từ được tạo ra để hạ thấp uy tín Trung Quốc. "Đáng tiếc thay, chúng tôi thấy nhiều người phương Tây, thân thể ở thế kỷ 21 nhưng trí não mắc lại ở Chiến tranh Lạnh", Reuters dẫn lời ông Wang Guoqing nói. Năm 2017, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng ông không coi thường các báo cáo về việc đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách can thiệp nội bộ chính trị nước này. Ảnh: AFP.
Wang nói rằng một số thế lực phương Tây sử dụng tiêu chuẩn kép và đầy thành kiến với Trung Quốc. Cuộc họp báo này chỉ nhận 1 câu hỏi từ phóng viên nước ngoài. Một nhà báo Nhật Bản đã hỏi về triển vọng quan hệ Trung - Nhật. Ảnh: AFP.
Cuộc họp của NPC, khai mạc ngày 4/3, được nhận định sẽ thông qua việc thành lập một "siêu cơ quan" chống tham nhũng giám sát tất cả viên chức nhà nước và kiểm tra các bộ. Nhiều vị trí quan trọng cũng sẽ được bổ nhiệm vào dịp này. Ảnh: AFP.
NPC cũng dự kiến thông qua thay đổi quan trọng nhất đối với chính trị Trung Quốc trong thập kỷ qua khi xóa bỏ hạn chế hiến định về số nhiệm kỳ tối đa của chủ tịch và phó chủ tịch nước. Việc này sẽ mở đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền sau năm 2022. Ảnh: AFP.