Soraya lớn lên ở cả Berlin và Isfahan (một thị trấn của Iran), sau đó đi học ở London và Thụy Điển, vì thế thời niên thiếu của bà khá tự do. Chính Công chúa Shams, chị gái của vua Pahlavi, là người phát hiện ra "viên ngọc thuần khiết" này trong một lần ở lại London.Khi cuộc hôn nhân đầu tiên kết thúc, vua Pahlavi muốn tái hôn để đảm bảo ngai vị và sự ổn định trong cả nước. Ngay từ lần gặp đầu tiên ở London, công chúa Shams đã tin rằng cô gái trẻ Soraya chính là người vợ mà em trai đang tìm kiếm, bèn ngỏ lời mời Soraya quay trở lại Tehran. Hai ngày sau khi tới thủ đô Iran, Soraya đã được mời tới ăn tối với mẹ vua là Tadj ol-Molouk.Chỉ 24 tiếng sau, lễ đính hôn của cô gái trẻ 18 tuổi Soraya với nhà vua Iran được tuyên bố, trong đó vua trao cho vợ tương lai một chiếc nhẫn có đính viên kim cương khổng lồ. Theo kế hoạch, hôn lễ sẽ nhanh chóng được tổ chức, tuy nhiên do Soraya bị thương hàn, phải nằm trên giường bệnh suốt nhiều tuần, nên đám cưới bị hoãn lại.Trong những tháng đầu sau khi kết hôn, cuộc sống của vợ chồng vua Pahlavi diễn ra êm đẹp. Sống trong biệt thự màu trắng rộng lớn, nhà vua và vợ mới tận hưởng những giây phút êm đềm, lãng mạn như trong truyện cổ tích.Gia đình hoàng gia cũng như người dân Iran đều mong ngóng hoàng hậu Soraya sẽ sớm có tin vui. Nhưng đứa trẻ ấy không xuất hiện.Bác sĩ của Soraya đã tiến hành thăm khám và xác nhận tình trạng sức khỏe của cô rất khó để mang thai và sinh conVua Pahlavi nhận ra mình đang kẹt trong tình thế khó khăn, vì ông chưa có người nối dõi. Kể từ giây phút đó, cuộc hôn nhân của hoàng hậu Iran trở nên bi đát. Áp lực chính trị, áp lực gia đình dồn lên cặp vợ chồng. Vua Pahlavi và vợ đành quyết định giải pháp duy nhất là ly hôn. Thông tin cuộc hôn nhân chính thức chấm dứt được công bố ngày 14/3/1958. Hoàng hậu Soraya sau đó rời Iran và đến sống ở Thụy Sĩ, nơi bà luôn trở thành tâm điểm của các phóng viên paparazzi trên khắp thế giới. Họ đặt cho bà biệt danh "hoàng hậu với đôi mắt sầu muộn".Tuy ly hôn nhưng vua Pahlavi vẫn chu cấp, tạo điều kiện để vợ cũ được hưởng cuộc sống thoải mái, đủ đầy. Bà từng di chuyển tới Rome, Munich và cuối cùng là định cư ở Paris. Soraya được mời đến rất nhiều bữa tiệc, thậm chí được mời đóng phim. Tuy nhiên bộ phim này không gặt hái nhiều thành công.Hoàng hậu Soraya qua đời ở Paris vào ngày 25/10/2001, trong khi nhà vua Pahlavi đã mất từ trước đó khoảng 20 năm ở thủ đô Cairo, Ai Cập.
Soraya lớn lên ở cả Berlin và Isfahan (một thị trấn của Iran), sau đó đi học ở London và Thụy Điển, vì thế thời niên thiếu của bà khá tự do. Chính Công chúa Shams, chị gái của vua Pahlavi, là người phát hiện ra "viên ngọc thuần khiết" này trong một lần ở lại London.
Khi cuộc hôn nhân đầu tiên kết thúc, vua Pahlavi muốn tái hôn để đảm bảo ngai vị và sự ổn định trong cả nước. Ngay từ lần gặp đầu tiên ở London, công chúa Shams đã tin rằng cô gái trẻ Soraya chính là người vợ mà em trai đang tìm kiếm, bèn ngỏ lời mời Soraya quay trở lại Tehran. Hai ngày sau khi tới thủ đô Iran, Soraya đã được mời tới ăn tối với mẹ vua là Tadj ol-Molouk.
Chỉ 24 tiếng sau, lễ đính hôn của cô gái trẻ 18 tuổi Soraya với nhà vua Iran được tuyên bố, trong đó vua trao cho vợ tương lai một chiếc nhẫn có đính viên kim cương khổng lồ. Theo kế hoạch, hôn lễ sẽ nhanh chóng được tổ chức, tuy nhiên do Soraya bị thương hàn, phải nằm trên giường bệnh suốt nhiều tuần, nên đám cưới bị hoãn lại.
Trong những tháng đầu sau khi kết hôn, cuộc sống của vợ chồng vua Pahlavi diễn ra êm đẹp. Sống trong biệt thự màu trắng rộng lớn, nhà vua và vợ mới tận hưởng những giây phút êm đềm, lãng mạn như trong truyện cổ tích.
Gia đình hoàng gia cũng như người dân Iran đều mong ngóng hoàng hậu Soraya sẽ sớm có tin vui. Nhưng đứa trẻ ấy không xuất hiện.
Bác sĩ của Soraya đã tiến hành thăm khám và xác nhận tình trạng sức khỏe của cô rất khó để mang thai và sinh con
Vua Pahlavi nhận ra mình đang kẹt trong tình thế khó khăn, vì ông chưa có người nối dõi. Kể từ giây phút đó, cuộc hôn nhân của hoàng hậu Iran trở nên bi đát. Áp lực chính trị, áp lực gia đình dồn lên cặp vợ chồng. Vua Pahlavi và vợ đành quyết định giải pháp duy nhất là ly hôn. Thông tin cuộc hôn nhân chính thức chấm dứt được công bố ngày 14/3/1958.
Hoàng hậu Soraya sau đó rời Iran và đến sống ở Thụy Sĩ, nơi bà luôn trở thành tâm điểm của các phóng viên paparazzi trên khắp thế giới. Họ đặt cho bà biệt danh "hoàng hậu với đôi mắt sầu muộn".
Tuy ly hôn nhưng vua Pahlavi vẫn chu cấp, tạo điều kiện để vợ cũ được hưởng cuộc sống thoải mái, đủ đầy. Bà từng di chuyển tới Rome, Munich và cuối cùng là định cư ở Paris. Soraya được mời đến rất nhiều bữa tiệc, thậm chí được mời đóng phim. Tuy nhiên bộ phim này không gặt hái nhiều thành công.
Hoàng hậu Soraya qua đời ở Paris vào ngày 25/10/2001, trong khi nhà vua Pahlavi đã mất từ trước đó khoảng 20 năm ở thủ đô Cairo, Ai Cập.