Tờ Jakarta Post dẫn lời ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, cho biết trận sóng thần tấn công Indonesia đánh vào các bãi biển quanh Eo biển Sunda tại Lampung và Banten vào khoảng 21h30 tối 22/12 (giờ địa phương). Ảnh: Google Maps.Hàng chục tòa nhà đã bị phá hủy, hàng trăm người thương vong và mất tích trong thảm họa này. Ảnh: Twitter.Theo RT, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 43 người thiệt mạng, gần 600 người khác bị thương và nhiều người vẫn mất tích do trận sóng thần tối 22/12. Ảnh: Twitter.Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân trận sóng thần vừa qua không phải do động đất mà có thể là do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non và lở đất dưới đáy biển sau khi núi lửa phun trào tại đảo Anak Krakatoa. Ảnh: Mirror.Hiện, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm họa sóng thần tối 22/12. Họ cảnh báo, số người thiệt mạng có thể còn gia tăng. Ảnh: Núi lửa Krakatoa. Ảnh: Reuters.Chiếc xe máy nằm giữa đống đổ nát sau khi sóng thần ập tới. Ảnh: Twitter.Những chiếc ô tô bị nước lũ bủa vây. Ảnh: Mirror.Người dân Indonesia sơ tán đến một nhà thờ sau khi sóng thần ập vào Lampung và Banten. Ảnh: Reuters.Được biết, Indonesia, nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Ảnh: Mirror.Trước đó, hồi tháng 9/2018, trận động đất mạnh 7,5 độ Richter ở Sulawesi gây sóng thần đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và mất tích. Trong ảnh là núi lửa Krakatoa. Ảnh: Getty.Mời độc giả xem thêm video về trận sóng thần ở Indonesia trước đó (Nguồn: Daily Mail/Twitter)
Tờ Jakarta Post dẫn lời ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, cho biết trận sóng thần tấn công Indonesia đánh vào các bãi biển quanh Eo biển Sunda tại Lampung và Banten vào khoảng 21h30 tối 22/12 (giờ địa phương). Ảnh: Google Maps.
Hàng chục tòa nhà đã bị phá hủy, hàng trăm người thương vong và mất tích trong thảm họa này. Ảnh: Twitter.
Theo RT, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 43 người thiệt mạng, gần 600 người khác bị thương và nhiều người vẫn mất tích do trận sóng thần tối 22/12. Ảnh: Twitter.
Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân trận sóng thần vừa qua không phải do động đất mà có thể là do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non và lở đất dưới đáy biển sau khi núi lửa phun trào tại đảo Anak Krakatoa. Ảnh: Mirror.
Hiện, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm họa sóng thần tối 22/12. Họ cảnh báo, số người thiệt mạng có thể còn gia tăng. Ảnh: Núi lửa Krakatoa. Ảnh: Reuters.
Chiếc xe máy nằm giữa đống đổ nát sau khi sóng thần ập tới. Ảnh: Twitter.
Những chiếc ô tô bị nước lũ bủa vây. Ảnh: Mirror.
Người dân Indonesia sơ tán đến một nhà thờ sau khi sóng thần ập vào Lampung và Banten. Ảnh: Reuters.
Được biết, Indonesia, nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Ảnh: Mirror.
Trước đó, hồi tháng 9/2018, trận động đất mạnh 7,5 độ Richter ở Sulawesi gây sóng thần đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và mất tích. Trong ảnh là núi lửa Krakatoa. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem thêm video về trận sóng thần ở Indonesia trước đó (Nguồn: Daily Mail/Twitter)