Ngày 21/4, hàng nghìn tín đồ tập trung tại quảng trường St. Peter ở Vatican, để lắng nghe Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ và đọc bài phát biểu nhân dịp lễ Phục sinh, một trong những ngày lễ quan trọng nhất năm của người Kitô giáo. Ảnh: AP.Trước khi giáo hoàng tới, những lính gác người Thụy Sĩ cũng xuất hiện phía trước vương cung thánh đường St. Peter với trang phục đặc biệt gồm 3 màu vàng, đỏ và xanh lam. Ảnh: AP.Buổi cử hành thánh lễ của Giáo hoàng Francis diễn ra trong bối cảnh 8 vụ nổ liên tiếp xảy ra tại Sri Lanka nhắm vào các nhà thờ Công giáo. Giáo hoàng bày tỏ nỗi buồn khi những vụ tấn công nghiêm trọng vào nhà thờ và các địa điểm khác diễn ra vào đúng ngày lễ Phục sinh. Ảnh: AP.Sau sự kiện chấn động khiến 207 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương tại Sri Lanka, nơi chỉ có 6% dân số theo Công giáo, Giáo hoàng Francis nói: "Ta muốn bày tỏ sự quan tâm chân thành tới cộng đồng Công giáo ở Sri Lanka, tập hợp những lời cầu nguyện gửi tới những nạn nhân của bạo lực tàn nhẫn này". Ảnh: AP.Vị giáo hoàng 82 tuổi cũng đã có một lịch trình bận rộn trong tuần qua, với việc đi tới một nhà tù ở ngoại ô thủ đô Rome và rửa chân cho các tù nhân trong ngày Thứ năm Tuần thánh, rồi tới đấu trường Colosseum vào ngày Thứ sáu Tốt lành. Ảnh: AP.Trước đó hôm 20/4, giáo hoàng cũng đã có bài phát biểu tại vương cung thánh đường St. Peter, kêu gọi các tín đồ không chạy theo "vẻ lấp lánh" của sự giàu có và từ bỏ tâm lý chỉ trích cay độc. Ảnh: AP.Tuy nhiên trong buổi lễ hôm chủ nhật, Giáo hoàn Francis đã không có bài thuyết pháp nào, thay vào đó, giáo hoàng gửi đi thông điệp trong bài phát biểu "Urbi et Orbi" (gửi tới thành phố và thế giới). Ảnh: AP.Trong thông điệp ngày Phục sinh, Giáo hoàng Francis đề cập tới các khu vực đang có xung đột trên thế giới, như Libya, Yemen, Israel, Palestine và phía đông Ukraine. Ảnh: AFP.Giáo hoàng cũng nhắc tới tình hình ở Venezuela, kêu gọi các bên liên quan cùng nhau làm việc để giải quyết tình cuộc khủng hoảng, chấm dứt trạng khốn khó của người dân quốc gia Nam Mỹ. Ảnh: AFP.Sau bài phát biểu, giáo hoàng đi tới bắt tay các hồng y. Ảnh: AFP.Một nữ tu theo dõi bài phát biểu của giáo hoàng từ cửa sổ nhìn ra quảng trường St. Peter. Ảnh: AP.
Ngày 21/4, hàng nghìn tín đồ tập trung tại quảng trường St. Peter ở Vatican, để lắng nghe Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ và đọc bài phát biểu nhân dịp lễ Phục sinh, một trong những ngày lễ quan trọng nhất năm của người Kitô giáo. Ảnh: AP.
Trước khi giáo hoàng tới, những lính gác người Thụy Sĩ cũng xuất hiện phía trước vương cung thánh đường St. Peter với trang phục đặc biệt gồm 3 màu vàng, đỏ và xanh lam. Ảnh: AP.
Buổi cử hành thánh lễ của Giáo hoàng Francis diễn ra trong bối cảnh 8 vụ nổ liên tiếp xảy ra tại Sri Lanka nhắm vào các nhà thờ Công giáo. Giáo hoàng bày tỏ nỗi buồn khi những vụ tấn công nghiêm trọng vào nhà thờ và các địa điểm khác diễn ra vào đúng ngày lễ Phục sinh. Ảnh: AP.
Sau sự kiện chấn động khiến 207 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương tại Sri Lanka, nơi chỉ có 6% dân số theo Công giáo, Giáo hoàng Francis nói: "Ta muốn bày tỏ sự quan tâm chân thành tới cộng đồng Công giáo ở Sri Lanka, tập hợp những lời cầu nguyện gửi tới những nạn nhân của bạo lực tàn nhẫn này". Ảnh: AP.
Vị giáo hoàng 82 tuổi cũng đã có một lịch trình bận rộn trong tuần qua, với việc đi tới một nhà tù ở ngoại ô thủ đô Rome và rửa chân cho các tù nhân trong ngày Thứ năm Tuần thánh, rồi tới đấu trường Colosseum vào ngày Thứ sáu Tốt lành. Ảnh: AP.
Trước đó hôm 20/4, giáo hoàng cũng đã có bài phát biểu tại vương cung thánh đường St. Peter, kêu gọi các tín đồ không chạy theo "vẻ lấp lánh" của sự giàu có và từ bỏ tâm lý chỉ trích cay độc. Ảnh: AP.
Tuy nhiên trong buổi lễ hôm chủ nhật, Giáo hoàn Francis đã không có bài thuyết pháp nào, thay vào đó, giáo hoàng gửi đi thông điệp trong bài phát biểu "Urbi et Orbi" (gửi tới thành phố và thế giới). Ảnh: AP.
Trong thông điệp ngày Phục sinh, Giáo hoàng Francis đề cập tới các khu vực đang có xung đột trên thế giới, như Libya, Yemen, Israel, Palestine và phía đông Ukraine. Ảnh: AFP.
Giáo hoàng cũng nhắc tới tình hình ở Venezuela, kêu gọi các bên liên quan cùng nhau làm việc để giải quyết tình cuộc khủng hoảng, chấm dứt trạng khốn khó của người dân quốc gia Nam Mỹ. Ảnh: AFP.
Sau bài phát biểu, giáo hoàng đi tới bắt tay các hồng y. Ảnh: AFP.
Một nữ tu theo dõi bài phát biểu của giáo hoàng từ cửa sổ nhìn ra quảng trường St. Peter. Ảnh: AP.