Theo ATI, năm 1920, Hiệp ước Svalbard trao cho Na Uy chủ quyền đối với quần đảo Svalbard nhưng cũng cấp quyền khai thác cho các bên ký kết, bao gồm cả Liên Xô. (Nguồn ảnh: ATI)Vài năm sau, vào năm 1927, Liên Xô mua thị trấn Pyramiden - được đặt tên theo ngọn núi hình kim tự tháp sừng sững bao phủ thị trấn này.Công ty than Liên Xô Trust Arktikugol bắt đầu xây dựng các mỏ than gần khu định cư, cử cả thợ mỏ Nga và Ukraine đến làm việc ở đó. Đến những năm 1950, thị trấn đã phát triển từ một vùng đất hoang Bắc Cực hoang vắng trở thành một khu vực sầm uất.Hàng chục công trình kiến trúc hiện đại theo phong cách Xô Viết, bao gồm bệnh viện, trung tâm giải trí, nhà kính, nghĩa trang, quán ăn tự phục vụ,...được xây dựng ở thị trấn này.Trong gần 70 năm, cư dân của Pyramiden tận hưởng cuộc sống với những tiện nghi đầy đủ. Tuy nhiên, một sự cố bi thảm đã giáng đòn nặng nề vào cộng đồng.Vào ngày 29/8/1996, một chiếc máy bay do Trust Arktikugol thuê đã rời Moscow và lên đường đến quần đảo Svalbard. Hầu hết hành khách là cư dân Pyramiden.Chuyến bay cất cánh thành công và bắt đầu chuẩn bị hạ cánh xuống Svalbard, nhưng một lỗi liên lạc nghiêm trọng khiến máy bay đi chệch hướng và lao vào ngọn núi Operafjellet.Vụ tai nạn khiến toàn bộ 141 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng.Cuối cùng, Trust Arktikugol quyết định đóng cửa hoạt động khai thác than của Pyramiden.Chưa đầy hai năm sau vụ tai nạn máy bay, chuyến hàng than cuối cùng rời thị trấn cùng với những cư dân còn lại.Đến tháng 10 năm 1998, Pyramiden bị bỏ hoang và trở thành một "thị trấn ma".Gạch vẫn còn chưa sử dụng.Khán phòng, nơi cư dân từng xem phim và những buổi biểu diễn trực tiếp.Bên trong khách sạn Pyramiden đón khách du lịch.Một sân bóng rổ bị bỏ hoang với những quả bóng bỏ đi.Bên trong một bể bơi của thị trấn không còn sử dụng.>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng
Theo ATI, năm 1920, Hiệp ước Svalbard trao cho Na Uy chủ quyền đối với quần đảo Svalbard nhưng cũng cấp quyền khai thác cho các bên ký kết, bao gồm cả Liên Xô. (Nguồn ảnh: ATI)
Vài năm sau, vào năm 1927, Liên Xô mua thị trấn Pyramiden - được đặt tên theo ngọn núi hình kim tự tháp sừng sững bao phủ thị trấn này.
Công ty than Liên Xô Trust Arktikugol bắt đầu xây dựng các mỏ than gần khu định cư, cử cả thợ mỏ Nga và Ukraine đến làm việc ở đó. Đến những năm 1950, thị trấn đã phát triển từ một vùng đất hoang Bắc Cực hoang vắng trở thành một khu vực sầm uất.
Hàng chục công trình kiến trúc hiện đại theo phong cách Xô Viết, bao gồm bệnh viện, trung tâm giải trí, nhà kính, nghĩa trang, quán ăn tự phục vụ,...được xây dựng ở thị trấn này.
Trong gần 70 năm, cư dân của Pyramiden tận hưởng cuộc sống với những tiện nghi đầy đủ. Tuy nhiên, một sự cố bi thảm đã giáng đòn nặng nề vào cộng đồng.
Vào ngày 29/8/1996, một chiếc máy bay do Trust Arktikugol thuê đã rời Moscow và lên đường đến quần đảo Svalbard. Hầu hết hành khách là cư dân Pyramiden.
Chuyến bay cất cánh thành công và bắt đầu chuẩn bị hạ cánh xuống Svalbard, nhưng một lỗi liên lạc nghiêm trọng khiến máy bay đi chệch hướng và lao vào ngọn núi Operafjellet.
Vụ tai nạn khiến toàn bộ 141 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng.
Cuối cùng, Trust Arktikugol quyết định đóng cửa hoạt động khai thác than của Pyramiden.
Chưa đầy hai năm sau vụ tai nạn máy bay, chuyến hàng than cuối cùng rời thị trấn cùng với những cư dân còn lại.
Đến tháng 10 năm 1998, Pyramiden bị bỏ hoang và trở thành một "thị trấn ma".
Gạch vẫn còn chưa sử dụng.
Khán phòng, nơi cư dân từng xem phim và những buổi biểu diễn trực tiếp.
Bên trong khách sạn Pyramiden đón khách du lịch.
Một sân bóng rổ bị bỏ hoang với những quả bóng bỏ đi.
Bên trong một bể bơi của thị trấn không còn sử dụng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng