Thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một ngôi làng "tàng hình" có gần 10.000 ngôi nhà được xây dựng dưới lòng đất sâu 6-7 m. Ngôi làng này hiện chỉ còn khoảng 3.000 người sống, số còn lại đã chuyển lên mặt đất. Ảnh: Getty.Nhiều người khi ghé thăm ngôi làng kỳ lạ này đều nghĩ rằng nơi đây giống như tàng hình vậy. Khi đứng ở xa, họ đã nghe thấy tiếng cười, tiếng nói chuyện nhưng lại không thấy ai hay nhà cửa nào hết. Thực chất, đó là tiếng nói cười của những người dân sống trong các ngôi nhà dưới lòng đất. Ảnh: Getty.Theo lịch sử ghi chép, ngôi làng này hình thành cách đây khoảng 4.000 năm và trở nên phổ biến vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Mỗi căn nhà trong làng là một chiếc hố được xây dựng theo dạng hình vuông có cạnh 10-12m, sâu 6-7m. Ảnh: Shutterstocks.Trên 4 bức tường của hố, người ta đào những hang động để bố trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh… Nhiệt độ nơi ở được điều hòa tự nhiên, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Ảnh: Shutterstocks.Mỗi ngôi nhà này đều có một đường hầm khá sâu để kết nối với thế giới bên ngoài qua một sân chung. Đây cũng chính là nơi để tổ chức lễ hội, cưới hỏi cũng như những sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Ảnh: Weibo.Những ngôi nhà dưới lòng đất ở Trung Quốc được xây dựng vuông vức, tiết kiệm chi phí và phù hợp với người dân nghèo. Những ngôi nhà này có giếng thoát nước rất tốt, có thể chống ngập úng trước các trận mưa lớn. Chúng cũng có khả năng cách âm, chống động đất… Ảnh: Rex.Ngày nay, các ngôi nhà dưới lòng đất cũng được cung cấp điện nước, các trang thiết bị hiện đại. Để có được một căn nhà dưới lòng đất như thế này, mỗi hộ gia đình phải mất 2-3 năm đào đất lấy chỗ trống rồi mới tiến hành xây dựng. Ảnh: People daily.Mọi sinh hoạt của các hộ gia đình ở những ngôi làng dưới lòng đất đều gói gọn trong căn nhà nhỏ kín đáo. Ảnh: People daily.Hiện tại, những căn nhà cổ dưới lòng đất này đang được chính phủ bảo tồn. Những căn nhà được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2011. Ảnh: People daily.Chính quyền địa phương cũng tuyên bố tiếp tục bảo tồn khu di tích, đồng thời biến nó thành một điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Ảnh: Baidu.Vài năm trở lại đây, ngôi làng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Vì vậy, một số gia đình đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương. Ảnh: Getty.>>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ
Thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một ngôi làng "tàng hình" có gần 10.000 ngôi nhà được xây dựng dưới lòng đất sâu 6-7 m. Ngôi làng này hiện chỉ còn khoảng 3.000 người sống, số còn lại đã chuyển lên mặt đất. Ảnh: Getty.
Nhiều người khi ghé thăm ngôi làng kỳ lạ này đều nghĩ rằng nơi đây giống như tàng hình vậy. Khi đứng ở xa, họ đã nghe thấy tiếng cười, tiếng nói chuyện nhưng lại không thấy ai hay nhà cửa nào hết. Thực chất, đó là tiếng nói cười của những người dân sống trong các ngôi nhà dưới lòng đất. Ảnh: Getty.
Theo lịch sử ghi chép, ngôi làng này hình thành cách đây khoảng 4.000 năm và trở nên phổ biến vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Mỗi căn nhà trong làng là một chiếc hố được xây dựng theo dạng hình vuông có cạnh 10-12m, sâu 6-7m. Ảnh: Shutterstocks.
Trên 4 bức tường của hố, người ta đào những hang động để bố trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh… Nhiệt độ nơi ở được điều hòa tự nhiên, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Ảnh: Shutterstocks.
Mỗi ngôi nhà này đều có một đường hầm khá sâu để kết nối với thế giới bên ngoài qua một sân chung. Đây cũng chính là nơi để tổ chức lễ hội, cưới hỏi cũng như những sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Ảnh: Weibo.
Những ngôi nhà dưới lòng đất ở Trung Quốc được xây dựng vuông vức, tiết kiệm chi phí và phù hợp với người dân nghèo. Những ngôi nhà này có giếng thoát nước rất tốt, có thể chống ngập úng trước các trận mưa lớn. Chúng cũng có khả năng cách âm, chống động đất… Ảnh: Rex.
Ngày nay, các ngôi nhà dưới lòng đất cũng được cung cấp điện nước, các trang thiết bị hiện đại. Để có được một căn nhà dưới lòng đất như thế này, mỗi hộ gia đình phải mất 2-3 năm đào đất lấy chỗ trống rồi mới tiến hành xây dựng. Ảnh: People daily.
Mọi sinh hoạt của các hộ gia đình ở những ngôi làng dưới lòng đất đều gói gọn trong căn nhà nhỏ kín đáo. Ảnh: People daily.
Hiện tại, những căn nhà cổ dưới lòng đất này đang được chính phủ bảo tồn. Những căn nhà được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2011. Ảnh: People daily.
Chính quyền địa phương cũng tuyên bố tiếp tục bảo tồn khu di tích, đồng thời biến nó thành một điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Ảnh: Baidu.
Vài năm trở lại đây, ngôi làng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Vì vậy, một số gia đình đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương. Ảnh: Getty.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới: Tất cả người dân đều mất trí nhớ