Đài CNN dẫn nguồn từ Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết, nhiệt độ tối đa trung bình ở vùng tây bắc và miền trung Ấn Độ trong tháng 4/2022 đã ở mức kỷ lục kể từ khi dữ liệu nhiệt độ được ghi nhận cách đây 122 năm.Trong tháng 4, nền nhiệt ở New Delhi trên ngưỡng 40 độ C trong 7 ngày liên tiếp.Ở một số bang, nắng nóng khiến các trường học phải đóng cửa, làm hư hại mùa màng và gây áp lực cho nguồn cung năng lượng.Nhiều khu dân cư ở các bang như Uttar Pradesh, Punjab, Haryana và Rajasthan liên tục bị cắt điện 7 tiếng mỗi ngày.Nhiệt độ tăng lên gần 50 độ C trên gần như toàn bộ đất nước hơn 1,3 tỷ người.Theo các chuyên gia, đợt nắng này như đang thách thức giới hạn chịu đựng của người dân.Hồi cuối tháng 3, bang Maharashtra ở tây Ấn Độ báo cáo 25 trường hợp tử vong vì nắng nóng, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua.Mặc dù vẫn chưa rõ chính xác yếu tố nào gây ra đợt nắng nóng lịch sử này, nhưng các nhà khoa học nhận định rất có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.Theo IMD, nắng nóng ở Ấn Độ dự kiến sẽ cải thiện một chút trong tuần đầu tháng 5, khi nhiệt độ tối đa trên khắp vùng tây bắc nước này giảm từ 3 đến 4 độ C.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên hơn và kéo dài hơn.
Đài CNN dẫn nguồn từ Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết, nhiệt độ tối đa trung bình ở vùng tây bắc và miền trung Ấn Độ trong tháng 4/2022 đã ở mức kỷ lục kể từ khi dữ liệu nhiệt độ được ghi nhận cách đây 122 năm.
Trong tháng 4, nền nhiệt ở New Delhi trên ngưỡng 40 độ C trong 7 ngày liên tiếp.
Ở một số bang, nắng nóng khiến các trường học phải đóng cửa, làm hư hại mùa màng và gây áp lực cho nguồn cung năng lượng.
Nhiều khu dân cư ở các bang như Uttar Pradesh, Punjab, Haryana và Rajasthan liên tục bị cắt điện 7 tiếng mỗi ngày.
Nhiệt độ tăng lên gần 50 độ C trên gần như toàn bộ đất nước hơn 1,3 tỷ người.
Theo các chuyên gia, đợt nắng này như đang thách thức giới hạn chịu đựng của người dân.
Hồi cuối tháng 3, bang Maharashtra ở tây Ấn Độ báo cáo 25 trường hợp tử vong vì nắng nóng, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Mặc dù vẫn chưa rõ chính xác yếu tố nào gây ra đợt nắng nóng lịch sử này, nhưng các nhà khoa học nhận định rất có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo IMD, nắng nóng ở Ấn Độ dự kiến sẽ cải thiện một chút trong tuần đầu tháng 5, khi nhiệt độ tối đa trên khắp vùng tây bắc nước này giảm từ 3 đến 4 độ C.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên hơn và kéo dài hơn.