Pháo đài Alexander là một trong những pháo đài cổ nổi tiếng nhất ở thành phố Saint Peterburg, do hoàng đế Nikolay I dựng nên và đặt theo tên anh trai của ông, hoàng đế Alexander I. Nó được xây dựng vào khoảng năm 1838 - 1845.Giống nhiều pháo đài khác trên vịnh Phần Lan, Alexander cũng nằm trên nền móng của một đảo nhân tạo.Phần móng chắc chắn gồm hơn 5.500 trụ chống dài 12m, cắm sâu xuống lòng biển. Về sau nơi này được phủ thêm các lớp cát, bê tông và đá granite. Pháo đài Alexander dài 90m, rộng 60 m có 3 tầng, và căn phòng bên trong chứa được tới 1.000 người. Ngoài ra, nơi đây trang bị 103 khẩu súng thần công cùng 34 vị trí đặt súng khác trên mái.Mặc dù pháo đài này chưa từng tham gia vào bất kỳ hoạt động quân sự nào, nó vẫn đóng một vai trò mật thiết trong chiến tranh Crimea khi bảo vệ hải quân Nga ở Kronstadt khỏi lực lượng hải quân Hoàng gia và các hạm đội Pháp.Sự hiện diện của pháo đài cũng đủ làm quân thù chùn bước trước khi đánh chiếm Saint Peterburg. Nhưng đến thế kỷ 20, pháo đài mất dần ý nghĩa phòng thủ khi không chống đỡ được pháo binh hiện đại và những đợt nã pháo lớn.Năm 1897, pháo đài Alexander được chuyển thành một phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu các dịch bệnh nguy hiểm như tả, uốn ván, sốt phát ban, nhiễm tụ cầu khuẩn...Tuy nhiên nơi này lại đặc biệt nổi tiếng vì những thí nghiệm với vi khuẩn Yersenia, nguyên nhân của bệnh dịch hạch. Chính vì vậy, pháo đài Alexander còn có tên khác là "pháo đài bệnh dịch".Sau khi lực lượng cộng sản tiếp quản vào năm 1917, phòng thí nghiệm đóng cửa và pháo đài được trao lại cho hải quân Nga. Họ đã duy trì các trang thiết bị bên trong pháo đài cho tới khi nó bị bỏ hoang vào năm 1983.Đến năm 2005, pháo đài mới được chính quyền sửa sang, tuy nhiên, phải từ năm 2007, các nhà đầu tư đổi vào đây số tiền lên tới hàng triệu USD thì pháo đài mới được khôi phục thành một địa điểm tham quan.Du khách có thể tới đây bằng cách đặt các tour du thuyền để chiêm ngưỡng những cấu trúc lạ, máy móc, căn hầm bí ẩn. Ngoài ra, pháo đài còn là địa điểm quay phim tài liệu hay các serie phim truyền hình. Ảnh: IT. Mời độc giả xem video Thế giới phản ứng trước căng thẳng giữa Nga - Ucraina. Nguồn: VTV24.
Pháo đài Alexander là một trong những pháo đài cổ nổi tiếng nhất ở thành phố Saint Peterburg, do hoàng đế Nikolay I dựng nên và đặt theo tên anh trai của ông, hoàng đế Alexander I. Nó được xây dựng vào khoảng năm 1838 - 1845.
Giống nhiều pháo đài khác trên vịnh Phần Lan, Alexander cũng nằm trên nền móng của một đảo nhân tạo.
Phần móng chắc chắn gồm hơn 5.500 trụ chống dài 12m, cắm sâu xuống lòng biển. Về sau nơi này được phủ thêm các lớp cát, bê tông và đá granite.
Pháo đài Alexander dài 90m, rộng 60 m có 3 tầng, và căn phòng bên trong chứa được tới 1.000 người. Ngoài ra, nơi đây trang bị 103 khẩu súng thần công cùng 34 vị trí đặt súng khác trên mái.
Mặc dù pháo đài này chưa từng tham gia vào bất kỳ hoạt động quân sự nào, nó vẫn đóng một vai trò mật thiết trong chiến tranh Crimea khi bảo vệ hải quân Nga ở Kronstadt khỏi lực lượng hải quân Hoàng gia và các hạm đội Pháp.
Sự hiện diện của pháo đài cũng đủ làm quân thù chùn bước trước khi đánh chiếm Saint Peterburg. Nhưng đến thế kỷ 20, pháo đài mất dần ý nghĩa phòng thủ khi không chống đỡ được pháo binh hiện đại và những đợt nã pháo lớn.
Năm 1897, pháo đài Alexander được chuyển thành một phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu các dịch bệnh nguy hiểm như tả, uốn ván, sốt phát ban, nhiễm tụ cầu khuẩn...
Tuy nhiên nơi này lại đặc biệt nổi tiếng vì những thí nghiệm với vi khuẩn Yersenia, nguyên nhân của bệnh dịch hạch. Chính vì vậy, pháo đài Alexander còn có tên khác là "pháo đài bệnh dịch".
Sau khi lực lượng cộng sản tiếp quản vào năm 1917, phòng thí nghiệm đóng cửa và pháo đài được trao lại cho hải quân Nga. Họ đã duy trì các trang thiết bị bên trong pháo đài cho tới khi nó bị bỏ hoang vào năm 1983.
Đến năm 2005, pháo đài mới được chính quyền sửa sang, tuy nhiên, phải từ năm 2007, các nhà đầu tư đổi vào đây số tiền lên tới hàng triệu USD thì pháo đài mới được khôi phục thành một địa điểm tham quan.
Du khách có thể tới đây bằng cách đặt các tour du thuyền để chiêm ngưỡng những cấu trúc lạ, máy móc, căn hầm bí ẩn. Ngoài ra, pháo đài còn là địa điểm quay phim tài liệu hay các serie phim truyền hình. Ảnh: IT.
Mời độc giả xem video Thế giới phản ứng trước căng thẳng giữa Nga - Ucraina. Nguồn: VTV24.