Lễ hội Arirang lần thứ 10 diễn ra tại sân vận động Day May năm 2012 ở thủ đô Bình
Nhưỡng của Triều Tiên. Arirang được đặt theo tên một bài hát dân ca nổi tiếng,
có các nghệ sĩ và trẻ em tham gia đồng diễn nhào lộn, nhảy múa và xếp
hình thành các thông điệp chính trị. Với lễ hội độc đáo này, Triều Tiên
thu hút được hàng ngàn du khách Trung Quốc và nước ngoài mỗi năm. Lễ hội
của Triều Tiên bắt đầu năm 2002 và trở thành lễ hội thường niên từ năm
2007. Tuy còn đang thiếu năng lượng và thực phẩm nhưng Triều Tiên vẫn có một trong những nguồn tài nguyên quý giá là 24 triệu người dân. Đất nước này vẫn có thể huy động hàng ngàn diễn viên nhào lộn, vận động
viên và vũ công để dàn dựng những màn biểu diễn công phu, tỉ mỉ.Sân vận động Day May có đủ chỗ cho 150.000 khán giả và có một khu riêng dành cho du khách nước ngoài. Hàng trăm chuyến xe buýt được huy động để chở hàng ngàn người dân từ các
vùng nông thôn đến buổi lễ để chiêm ngưỡng những cảnh tượng được dàn
dựng hết sức công phu.
Năm 2007, Arirang được ghi nhận trong Sách kỷ lục Guiness thế giới là sự kiện lớn nhất về loại hình này. Để có được những tiết mục biểu diễn đẹp mắt, những người tham gia phải rèn luyện khá cực nhọc.
Mỗi ngày, họ dành 10h để tập luyện trong vòng 6 tháng. Từ những động tác múa tới xếp hình, người tham gia phải hết sức tập trung chú ý để phối hợp ăn ý với nhau. Có rất nhiều diễn viên nhí tham gia sự kiện này, trẻ nhất là 5 tuổi.
Màn xếp hình một khẩu súng ngắn thể hiện sức mạnh của Triều Tiên.
Các diễn viên mặc trang phục rất đa dạng về màu sắc khiến các tiết mục biểu diễn càng thêm thu hút khán giả.
Lễ hội Arirang lần thứ 10 diễn ra tại sân vận động Day May năm 2012 ở thủ đô Bình
Nhưỡng của Triều Tiên. Arirang được đặt theo tên một bài hát dân ca nổi tiếng,
có các nghệ sĩ và trẻ em tham gia đồng diễn nhào lộn, nhảy múa và xếp
hình thành các thông điệp chính trị. Với lễ hội độc đáo này, Triều Tiên
thu hút được hàng ngàn du khách Trung Quốc và nước ngoài mỗi năm. Lễ hội
của Triều Tiên bắt đầu năm 2002 và trở thành lễ hội thường niên từ năm
2007.
Tuy còn đang thiếu năng lượng và thực phẩm nhưng Triều Tiên vẫn có một trong những nguồn tài nguyên quý giá là 24 triệu người dân.
Đất nước này vẫn có thể huy động hàng ngàn diễn viên nhào lộn, vận động
viên và vũ công để dàn dựng những màn biểu diễn công phu, tỉ mỉ.
Sân vận động Day May có đủ chỗ cho 150.000 khán giả và có một khu riêng dành cho du khách nước ngoài.
Hàng trăm chuyến xe buýt được huy động để chở hàng ngàn người dân từ các
vùng nông thôn đến buổi lễ để chiêm ngưỡng những cảnh tượng được dàn
dựng hết sức công phu.
Năm 2007, Arirang được ghi nhận trong Sách kỷ lục Guiness thế giới là sự kiện lớn nhất về loại hình này.
Để có được những tiết mục biểu diễn đẹp mắt, những người tham gia phải rèn luyện khá cực nhọc.
Mỗi ngày, họ dành 10h để tập luyện trong vòng 6 tháng.
Từ những động tác múa tới xếp hình, người tham gia phải hết sức tập trung chú ý để phối hợp ăn ý với nhau.
Có rất nhiều diễn viên nhí tham gia sự kiện này, trẻ nhất là 5 tuổi.
Màn xếp hình một khẩu súng ngắn thể hiện sức mạnh của Triều Tiên.
Các diễn viên mặc trang phục rất đa dạng về màu sắc khiến các tiết mục biểu diễn càng thêm thu hút khán giả.