Ngày 25-26/4/1986, Lò phản ứng số 4 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) gặp sự cố và phát nổ, gây nên một trong những thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử. Trong ảnh là một con quạ đang đậu trên tấm biển cảnh báo phóng xạ nằm trong khu vực cách ly xung quanh nhà máy Chernobyl. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm giữa biên giới Ukraine và Belarus. Tháng 12/2018, chính phủ Belarus quyết định biến phần khu vực cách ly trong lãnh thổ mình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Polesie và bắt đầu cho du khách đến tham quan. Kể từ sau thảm hoạ năm 1986, số lượng cá thể nai trong khu vực đã tăng mạnh trở lại. Ảnh: Tatyana Deryabina.Số lượng cá thể sói cũng tăng mạnh, đến nay cao gấp 7 lần số lượng ở các khu vực còn lại trên cả nước. Vì săn bắn trong khu vực bị cấm nên loài thú ăn thịt này đang dần dần không còn sợ con người.Ảnh: Valery Yurko/T.G. Deryabina et al/Current Biology 2015.Ngoài nai và sói, bò rừng cùng gấu cũng hưởng lợi từ thảm hoạ hạt nhân. Không có con người, những loài vật này tự do sinh sống trong một khu vực rộng khoảng 2.100 km2. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.Sinh vật thường thấy ở thành phố hoặc nông thôn đã không còn, thay vào đó là những loài từ lâu đã bị đẩy đến các vùng hoang dã hẻo lánh. Chim sẻ, bồ câu và cò trắng phải nhường chỗ cho đại bàng, linh miêu và sói. Trong ảnh là một cá thể đại bàng đuôi trắng đang đậu trên xác một con sói gần ngôi làng bỏ hoang Droniki. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.Ảnh hưởng lâu dài của phóng xạ lên động vật nơi đây là một đề tài được tranh cãi nhiều giữa các nhà khoa học. "Khu dự trữ có thể là một 'cái bẫy sinh học', nơi động vật chuyển đến sinh sống và nhiễm bệnh", Viktar Fenchuk, chủ nhiệm Chương trình bảo tồn hoang dã Belarus cho biết. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters."Tuy nhiên, đến bây giờ thì tác hại của phóng xạ vẫn chưa được ghi nhận trên mức độ quần thể. Chúng ta chưa thấy được hết các mặt của vấn đề", ông Viktar cũng cho biết. Trong ảnh là một cá thể lợn rừng sống trong khu bảo tồn. Sau năm 1986, số lượng lợn rừng ở đây tăng nhanh nhưng sau đó sụt giảm do sự phát triển của loài sói. Ảnh: Tatyana Deryabina/Current Biology 2015.Ngôi làng bỏ hoang Droniki đóng vai trò như một lời nhắc nhở: cái giá phải trả để thiên nhiên nơi đây phát triển chính là hàng trăm ngàn người đã mất nhà cửa trong cuộc di tản năm 1986. Cựu Bộ trưởng Sinh thái Ukraine Hanna Vronska từng tuyên bố: "Đến tận 24.000 năm nữa, con người vẫn sẽ không thể sống ở đây". Ảnh: Tom Allan/Guardian.Trong ảnh là một gia đình nai sừng tấm gồm một con mẹ và hai con con. Đến khu dự trữ, du khách có khả năng cao gặp loài này bởi chúng chính là loài thú dễ tìm thấy nhất tại đây. Ảnh: Valery Yurko/Guardian.Trong số 334 loài chim có thể tìm thấy ở Belarus, 231 loài đã được ghi nhận tại khu bảo tồn Polesei. Trong ảnh là hai người yêu thích ngắm chim Valery Yurko và Valery Dombrovskyi cùng đồ nghề ở đây. Ảnh: Tom Allan/Guardian.Đại bàng đốm là một trong những loài chim hiếm thấy nhất tại khu bảo tồn Polesie. Loài chim ăn thịt này rất sợ con người, và khu dự trữ Polesie là nơi duy nhất ở Belarus mà số lượng cá thể loài này đang tăng. Ảnh: Valery Yurko.Những người dân di tản năm 1986 không được phép mang theo thú nuôi. Đến tận ngày nay, hậu duệ những chú chó bị bỏ lại vẫn còn sống ở khu vực gần nhà máy Chernobyl . Theo tổ chức Clean Future Fund, những chú chó hoang này thường được công nhân làm việc tại nhà máy chăm sóc. Ảnh: Clean Future Fund.Ông Ivan Semenyuk, 82 tuổi, đã cùng vợ là bà Maria trở lại sinh sống ở làng Paryshev (25 km cách nhà máy Chernobyl) không lâu sau khi được di tản. Trong những người dân ở gần nhà máy Chernobyl, có một số người từ chối rời bỏ quê hương hoặc lén trở về đây sau một thời gian di tản. Phần lớn trong số đó là người lớn tuổi đã dành hầu hết phần đời trên mảnh đất này. Ảnh: Wayne O'Connor/Independent.ie.
Ngày 25-26/4/1986, Lò phản ứng số 4 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine) gặp sự cố và phát nổ, gây nên một trong những thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử. Trong ảnh là một con quạ đang đậu trên tấm biển cảnh báo phóng xạ nằm trong khu vực cách ly xung quanh nhà máy Chernobyl. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm giữa biên giới Ukraine và Belarus. Tháng 12/2018, chính phủ Belarus quyết định biến phần khu vực cách ly trong lãnh thổ mình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Polesie và bắt đầu cho du khách đến tham quan. Kể từ sau thảm hoạ năm 1986, số lượng cá thể nai trong khu vực đã tăng mạnh trở lại. Ảnh: Tatyana Deryabina.
Số lượng cá thể sói cũng tăng mạnh, đến nay cao gấp 7 lần số lượng ở các khu vực còn lại trên cả nước. Vì săn bắn trong khu vực bị cấm nên loài thú ăn thịt này đang dần dần không còn sợ con người.Ảnh: Valery Yurko/T.G. Deryabina et al/Current Biology 2015.
Ngoài nai và sói, bò rừng cùng gấu cũng hưởng lợi từ thảm hoạ hạt nhân. Không có con người, những loài vật này tự do sinh sống trong một khu vực rộng khoảng 2.100 km2. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.
Sinh vật thường thấy ở thành phố hoặc nông thôn đã không còn, thay vào đó là những loài từ lâu đã bị đẩy đến các vùng hoang dã hẻo lánh. Chim sẻ, bồ câu và cò trắng phải nhường chỗ cho đại bàng, linh miêu và sói. Trong ảnh là một cá thể đại bàng đuôi trắng đang đậu trên xác một con sói gần ngôi làng bỏ hoang Droniki. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.
Ảnh hưởng lâu dài của phóng xạ lên động vật nơi đây là một đề tài được tranh cãi nhiều giữa các nhà khoa học. "Khu dự trữ có thể là một 'cái bẫy sinh học', nơi động vật chuyển đến sinh sống và nhiễm bệnh", Viktar Fenchuk, chủ nhiệm Chương trình bảo tồn hoang dã Belarus cho biết. Ảnh: Vasily Fedosenko/Reuters.
"Tuy nhiên, đến bây giờ thì tác hại của phóng xạ vẫn chưa được ghi nhận trên mức độ quần thể. Chúng ta chưa thấy được hết các mặt của vấn đề", ông Viktar cũng cho biết. Trong ảnh là một cá thể lợn rừng sống trong khu bảo tồn. Sau năm 1986, số lượng lợn rừng ở đây tăng nhanh nhưng sau đó sụt giảm do sự phát triển của loài sói. Ảnh: Tatyana Deryabina/Current Biology 2015.
Ngôi làng bỏ hoang Droniki đóng vai trò như một lời nhắc nhở: cái giá phải trả để thiên nhiên nơi đây phát triển chính là hàng trăm ngàn người đã mất nhà cửa trong cuộc di tản năm 1986. Cựu Bộ trưởng Sinh thái Ukraine Hanna Vronska từng tuyên bố: "Đến tận 24.000 năm nữa, con người vẫn sẽ không thể sống ở đây". Ảnh: Tom Allan/Guardian.
Trong ảnh là một gia đình nai sừng tấm gồm một con mẹ và hai con con. Đến khu dự trữ, du khách có khả năng cao gặp loài này bởi chúng chính là loài thú dễ tìm thấy nhất tại đây. Ảnh: Valery Yurko/Guardian.
Trong số 334 loài chim có thể tìm thấy ở Belarus, 231 loài đã được ghi nhận tại khu bảo tồn Polesei. Trong ảnh là hai người yêu thích ngắm chim Valery Yurko và Valery Dombrovskyi cùng đồ nghề ở đây. Ảnh: Tom Allan/Guardian.
Đại bàng đốm là một trong những loài chim hiếm thấy nhất tại khu bảo tồn Polesie. Loài chim ăn thịt này rất sợ con người, và khu dự trữ Polesie là nơi duy nhất ở Belarus mà số lượng cá thể loài này đang tăng. Ảnh: Valery Yurko.
Những người dân di tản năm 1986 không được phép mang theo thú nuôi. Đến tận ngày nay, hậu duệ những chú chó bị bỏ lại vẫn còn sống ở khu vực gần nhà máy Chernobyl . Theo tổ chức Clean Future Fund, những chú chó hoang này thường được công nhân làm việc tại nhà máy chăm sóc. Ảnh: Clean Future Fund.
Ông Ivan Semenyuk, 82 tuổi, đã cùng vợ là bà Maria trở lại sinh sống ở làng Paryshev (25 km cách nhà máy Chernobyl) không lâu sau khi được di tản. Trong những người dân ở gần nhà máy Chernobyl, có một số người từ chối rời bỏ quê hương hoặc lén trở về đây sau một thời gian di tản. Phần lớn trong số đó là người lớn tuổi đã dành hầu hết phần đời trên mảnh đất này. Ảnh: Wayne O'Connor/Independent.ie.