Bang California và khu vực phía tây nam bang Arizona (Mỹ) đang phải hứng chịu lũ lụt, mưa lớn, sạt lở và gió giật mạnh triền miên do ảnh hưởng từ sông khí quyển - một hiện tượng thời tiết có sức tàn phá khủng khiếp. Ảnh: Reuters.Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) thông báo họ ghi nhận lượng mưa “đáng kinh ngạc” tại thành phố Los Angeles (bang California) từ ngày 4 đến 5/2. Nước mưa dâng cao đến 0,3 m chỉ trong vòng 24 tiếng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong ảnh, một người cầm ô ngắm sông Los Angeles trong trận mưa lớn ở Los Angeles, ngày 5/2. Ảnh: Reuters.Người dân sinh sống tại bão "sông khí quyển" đi qua cùng một số khu vực lân cận còn phải chống chọi với mưa lớn, sạt lở và gió giật mạnh liên tiếp, dự kiến kéo dài trong nhiều tuần tiếp theo. Hình ảnh ôtô bị ngập nước khi bão làm ngập lụt nhiều vùng ở Nam California, ở Long Beach, California. Ảnh: Reuters.Những viên gạch nằm trên chiếc ô tô bị hỏng trong cơn mưa bão đang diễn ra ở Studio City, California, ngày 5/2. Ảnh: Reuters.Cây lớn đè bẹp ôtô nằm rải rác trên đường. Ảnh: Reuters.Hình ảnh cấp cứu một người đàn ông bị cây cọ đổ đè trúng. Đến sáng 6/2, chính quyền địa phương xác nhận đã có ít nhất 3 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.Theo nhà chức trách, đây là hậu quả của một hiện tượng thời tiết mang tên “sông khí quyển” hay còn gọi là sông trên trời. "Sông khí quyển" là những chùm khí ẩm dài trên 2.000 km, rộng dưới 1.000 km (thường là khoảng 400-600 km) và chứa lượng hơi nước khổng lồ, gấp nhiều lần so với sông Amazon. Ảnh: Reuters.Ông Ariel Cohen, nhà khí tượng học tại NWS, cho biết đây là sông khí quyển lớn thứ 3 trong lịch sử kể từ năm 1870. Hình ảnh lính cứu hỏa quận Santa Barbara hỗ trợ các quan chức thành phố dọn cây chắn đường. Ảnh: Reuters.Công nhân dọn dẹp khu vực có cây đổ khi "sông khí quyển" tiến đến miền bắc California, mang theo mưa lớn và gió có thể gây ra lũ lụt. Ảnh: Reuters.Sông khí quyển xuất hiện lần đầu tiên tại bang California vào năm 2017 và quay lại ngày càng thường xuyên. Theo ước tính của Viện hải dương học Scripps, có đến 46 sông khí quyển đổ bộ bờ Tây Mỹ trong năm 2023. Ảnh: Reuters.
Bang California và khu vực phía tây nam bang Arizona (Mỹ) đang phải hứng chịu lũ lụt, mưa lớn, sạt lở và gió giật mạnh triền miên do ảnh hưởng từ sông khí quyển - một hiện tượng thời tiết có sức tàn phá khủng khiếp. Ảnh: Reuters.
Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) thông báo họ ghi nhận lượng mưa “đáng kinh ngạc” tại thành phố Los Angeles (bang California) từ ngày 4 đến 5/2. Nước mưa dâng cao đến 0,3 m chỉ trong vòng 24 tiếng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong ảnh, một người cầm ô ngắm sông Los Angeles trong trận mưa lớn ở Los Angeles, ngày 5/2. Ảnh: Reuters.
Người dân sinh sống tại bão "sông khí quyển" đi qua cùng một số khu vực lân cận còn phải chống chọi với mưa lớn, sạt lở và gió giật mạnh liên tiếp, dự kiến kéo dài trong nhiều tuần tiếp theo. Hình ảnh ôtô bị ngập nước khi bão làm ngập lụt nhiều vùng ở Nam California, ở Long Beach, California. Ảnh: Reuters.
Những viên gạch nằm trên chiếc ô tô bị hỏng trong cơn mưa bão đang diễn ra ở Studio City, California, ngày 5/2. Ảnh: Reuters.
Cây lớn đè bẹp ôtô nằm rải rác trên đường. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh cấp cứu một người đàn ông bị cây cọ đổ đè trúng. Đến sáng 6/2, chính quyền địa phương xác nhận đã có ít nhất 3 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.
Theo nhà chức trách, đây là hậu quả của một hiện tượng thời tiết mang tên “sông khí quyển” hay còn gọi là sông trên trời. "Sông khí quyển" là những chùm khí ẩm dài trên 2.000 km, rộng dưới 1.000 km (thường là khoảng 400-600 km) và chứa lượng hơi nước khổng lồ, gấp nhiều lần so với sông Amazon. Ảnh: Reuters.
Ông Ariel Cohen, nhà khí tượng học tại NWS, cho biết đây là sông khí quyển lớn thứ 3 trong lịch sử kể từ năm 1870. Hình ảnh lính cứu hỏa quận Santa Barbara hỗ trợ các quan chức thành phố dọn cây chắn đường. Ảnh: Reuters.
Công nhân dọn dẹp khu vực có cây đổ khi "sông khí quyển" tiến đến miền bắc California, mang theo mưa lớn và gió có thể gây ra lũ lụt. Ảnh: Reuters.
Sông khí quyển xuất hiện lần đầu tiên tại bang California vào năm 2017 và quay lại ngày càng thường xuyên. Theo ước tính của Viện hải dương học Scripps, có đến 46 sông khí quyển đổ bộ bờ Tây Mỹ trong năm 2023. Ảnh: Reuters.