Lai Tu Chin là một bộ tộc kỳ lạ sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin của Myanmar.Thời xưa, phụ nữ bộ tộc Chin thường xăm hình trên mặt để ngăn chặn các đối thủ bắt cóc họ. Những người phụ nữ này còn được gọi là “người mặt hổ”.Thế nhưng, phụ nữ bộ tộc Chin ngày nay không còn xăm mặt nữa. Những người có hình xăm trên mặt là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục và hiện đã lớn tuổi.Từ năm 1962, chính phủ Myanmar cấm tập tục xăm mặt trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước.Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, thuở xưa, có một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên bắt một số người về làm vợ. Từ đó, các cô con gái người Chin lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, nhằm che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất.Do mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền" chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.Nhiếp ảnh gia người Australia Dylan Goldby từng giới thiệu những bức ảnh về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin.Ngoài ra, nhiếp ảnh gia người Ý Marco Vendittelli cũng từng thực hiện bổ ảnh độc đáo về những người phụ nữ xăm mặt cuối cùng của bộ tộc Chin ở Myanmar.Mời độc giả xem video Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.
Lai Tu Chin là một bộ tộc kỳ lạ sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin của Myanmar.
Thời xưa, phụ nữ bộ tộc Chin thường xăm hình trên mặt để ngăn chặn các đối thủ bắt cóc họ. Những người phụ nữ này còn được gọi là “người mặt hổ”.
Thế nhưng, phụ nữ bộ tộc Chin ngày nay không còn xăm mặt nữa. Những người có hình xăm trên mặt là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục và hiện đã lớn tuổi.
Từ năm 1962, chính phủ Myanmar cấm tập tục xăm mặt trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước.
Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, thuở xưa, có một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên bắt một số người về làm vợ. Từ đó, các cô con gái người Chin lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, nhằm che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất.
Do mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.
Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền" chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.
Nhiếp ảnh gia người Australia Dylan Goldby từng giới thiệu những bức ảnh về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin.
Ngoài ra, nhiếp ảnh gia người Ý Marco Vendittelli cũng từng thực hiện bổ ảnh độc đáo về những người phụ nữ xăm mặt cuối cùng của bộ tộc Chin ở Myanmar.