Một thị trấn lâu đài tên là Burj Al Babas ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế xây dựng để thu hút du khách nước ngoài. Tờ New York Times đưa tin, sau khi hơn 587 công trình được xây dựng và 200 triệu USD được đầu tư vào khu bất động sản này. Khi nền kinh tế của quốc gia được gọi là "đất nước có hai trái tim" suy thoái và Burj Al Babas cũng vậy.Ngày nay, những căn biệt thự bỏ trống tạo nên một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới.Gần thị trấn nhỏ Mudurnu ở khu vực phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ là Burj Al Babas, một thị trấn ma chứa đầy những lâu đài.Ngày nay, có hơn 500 ngôi nhà giống hệt nhau bị bỏ trống. Những tháp chuông xanh xám và đồ đạc kiểu Gothic gợi nhớ đến những lâu đài được tìm thấy trong công viên Disney.Nhưng nơi này thiếu sự đông đúc của Disneyland. Thay vào đó, hơn 500 biệt thự bỏ không và Burj Al Babas được coi là biểu tượng cho tình hình kinh tế ảm đạm của đất nước.Dự án bắt đầu vào năm 2014 khi anh em nhà Yerdelen và Bulent Yilmaz - doanh nhân ngành xây dựng, phác thảo kế hoạch xây dựng một khu cộng đồng sang trọng trị giá 200 triệu USD, tờ New York Times đưa tin.Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút được những người mua đến từ nước ngoài khi đang đi nghỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những ngôi nhà được bán với giá từ 370.000 đến 500.000 USD mỗi căn, tùy thuộc vào vị trí.Dự án bước đầu đã thành công. Trong số 732 biệt thự được quy hoạch, khoảng 350 biệt thự đã được bán cho khách hàng từ Qatar, Bahrain, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi.Sau đó giá dầu lao dốc. Kiến trúc sư của dự án nói với tờ NYT rằng những người mua tiềm năng đã rút lại thỏa thuận. Nhiểu người khác cũng ngừng thanh toán cho những ngôi nhà nghỉ dưỡng trong tương lai của họ.Bên cạnh đó, lạm phát tăng vọt ở Thổ Nhĩ Kỳ, bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế đã khiến các nhà phát triển phải nộp đơn xin phá sản, khiến dự án rơi vào tình trạng bế tắc vào năm 2018, Newsweek đưa tin. Những gì còn lại là 587 ngôi nhà đã hoàn thiện và khoản nợ 27 triệu USD.Theo Hurriyet Daily News, vào năm 2019, hai anh em nhà Yerdelen và Bulent Yilmaz đã được cấp phép hoàn thành xây dựng theo hợp đồng khi phán quyết phá sản của họ bị hủy bỏ. Ngay sau đó, đại dịch COVID-19 lại khiến dự án bị trì hoãn. Theo Atlas Obscura, toàn bộ dự án sau đó đã được mua lại bởi NOVA Group Holdings, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.Những tưởng thỏa thuận mua lại có thể cứu vãn dự án nhưng hiện tại, các dãy lâu đài ba tầng giống hệt nhau bị bỏ hoang vẫn sừng sững, theo Yes Theory. Và vì cơ sở hạ tầng của các căn biệt thự chưa được hoàn thiện nên khu lâu đài này hiện không thể ở được, Condé Nast Traveller đưa tin. Ngày nay, thị trấn ma bị bỏ hoang thu hút những du khách tò mò muốn khám phá điểm đến kỳ lạ này, và Burj Al Babas vẫn là một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới.
Một thị trấn lâu đài tên là Burj Al Babas ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế xây dựng để thu hút du khách nước ngoài. Tờ New York Times đưa tin, sau khi hơn 587 công trình được xây dựng và 200 triệu USD được đầu tư vào khu bất động sản này. Khi nền kinh tế của quốc gia được gọi là "đất nước có hai trái tim" suy thoái và Burj Al Babas cũng vậy.
Ngày nay, những căn biệt thự bỏ trống tạo nên một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới.
Gần thị trấn nhỏ Mudurnu ở khu vực phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ là Burj Al Babas, một thị trấn ma chứa đầy những lâu đài.
Ngày nay, có hơn 500 ngôi nhà giống hệt nhau bị bỏ trống. Những tháp chuông xanh xám và đồ đạc kiểu Gothic gợi nhớ đến những lâu đài được tìm thấy trong công viên Disney.
Nhưng nơi này thiếu sự đông đúc của Disneyland. Thay vào đó, hơn 500 biệt thự bỏ không và Burj Al Babas được coi là biểu tượng cho tình hình kinh tế ảm đạm của đất nước.
Dự án bắt đầu vào năm 2014 khi anh em nhà Yerdelen và Bulent Yilmaz - doanh nhân ngành xây dựng, phác thảo kế hoạch xây dựng một khu cộng đồng sang trọng trị giá 200 triệu USD, tờ New York Times đưa tin.
Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút được những người mua đến từ nước ngoài khi đang đi nghỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những ngôi nhà được bán với giá từ 370.000 đến 500.000 USD mỗi căn, tùy thuộc vào vị trí.
Dự án bước đầu đã thành công. Trong số 732 biệt thự được quy hoạch, khoảng 350 biệt thự đã được bán cho khách hàng từ Qatar, Bahrain, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi.
Sau đó giá dầu lao dốc. Kiến trúc sư của dự án nói với tờ NYT rằng những người mua tiềm năng đã rút lại thỏa thuận. Nhiểu người khác cũng ngừng thanh toán cho những ngôi nhà nghỉ dưỡng trong tương lai của họ.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng vọt ở Thổ Nhĩ Kỳ, bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế đã khiến các nhà phát triển phải nộp đơn xin phá sản, khiến dự án rơi vào tình trạng bế tắc vào năm 2018, Newsweek đưa tin. Những gì còn lại là 587 ngôi nhà đã hoàn thiện và khoản nợ 27 triệu USD.
Theo Hurriyet Daily News, vào năm 2019, hai anh em nhà Yerdelen và Bulent Yilmaz đã được cấp phép hoàn thành xây dựng theo hợp đồng khi phán quyết phá sản của họ bị hủy bỏ. Ngay sau đó, đại dịch COVID-19 lại khiến dự án bị trì hoãn. Theo Atlas Obscura, toàn bộ dự án sau đó đã được mua lại bởi NOVA Group Holdings, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.
Những tưởng thỏa thuận mua lại có thể cứu vãn dự án nhưng hiện tại, các dãy lâu đài ba tầng giống hệt nhau bị bỏ hoang vẫn sừng sững, theo Yes Theory. Và vì cơ sở hạ tầng của các căn biệt thự chưa được hoàn thiện nên khu lâu đài này hiện không thể ở được, Condé Nast Traveller đưa tin. Ngày nay, thị trấn ma bị bỏ hoang thu hút những du khách tò mò muốn khám phá điểm đến kỳ lạ này, và Burj Al Babas vẫn là một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới.