Lò bánh mì ở Kostiantynivka là một trong hai cửa tiệm quy mô lớn còn hoạt động ở khu vực Donetsk.Để duy trì hoạt động sản xuất, lò bánh phải điều chỉnh giờ làm việc theo "nhịp điệu" của giao tranh.Hàng ngày vào lúc 19h tối, lò bánh mì sẽ bắt đầu hoạt động.Tới rạng sáng, đơn vị vận chuyển sẽ tới nhận những ổ bánh mì tươi để giao cho các ngôi làng và thị trấn, nơi các cửa hàng tạp hóa thường chỉ mở vào buổi sáng.Mỗi ngày, nơi đây sản xuất khoảng 7 tấn bánh mì, tương đương khoảng 17.500 ổ bánh mì. Một nửa trong số đó là "phần" của quân đội Ukraine.Hồi tháng 4, việc sản xuất của cơ sở gặp nhiều thách thức do khó khăn về vấn đề nguồn cung khí đốt.Các lò nướng sau đó được tinh chỉnh để chạy lại bằng than, hệ thống từng được sử dụng từ Thế chiến II.Lợi thế của hệ thống than là nhà máy sẽ không cần thêm hệ thống sưởi vào mùa đông.Tới tháng 6, cơ sở tiếp tục đối mặt khó khăn về vấn đề nguồn cung bột mì, phải nhập nguyên liệu từ nơi cách đó 150km.Điều này khiến giá cả sản phẩm bị tăng lên đáng kể.
Lò bánh mì ở Kostiantynivka là một trong hai cửa tiệm quy mô lớn còn hoạt động ở khu vực Donetsk.
Để duy trì hoạt động sản xuất, lò bánh phải điều chỉnh giờ làm việc theo "nhịp điệu" của giao tranh.
Hàng ngày vào lúc 19h tối, lò bánh mì sẽ bắt đầu hoạt động.
Tới rạng sáng, đơn vị vận chuyển sẽ tới nhận những ổ bánh mì tươi để giao cho các ngôi làng và thị trấn, nơi các cửa hàng tạp hóa thường chỉ mở vào buổi sáng.
Mỗi ngày, nơi đây sản xuất khoảng 7 tấn bánh mì, tương đương khoảng 17.500 ổ bánh mì. Một nửa trong số đó là "phần" của quân đội Ukraine.
Hồi tháng 4, việc sản xuất của cơ sở gặp nhiều thách thức do khó khăn về vấn đề nguồn cung khí đốt.
Các lò nướng sau đó được tinh chỉnh để chạy lại bằng than, hệ thống từng được sử dụng từ Thế chiến II.
Lợi thế của hệ thống than là nhà máy sẽ không cần thêm hệ thống sưởi vào mùa đông.
Tới tháng 6, cơ sở tiếp tục đối mặt khó khăn về vấn đề nguồn cung bột mì, phải nhập nguyên liệu từ nơi cách đó 150km.
Điều này khiến giá cả sản phẩm bị tăng lên đáng kể.