Do những cuộc xung đột ở quê nhà, do các nhóm khủng bố đe dọa, nhiều gia đình buộc phải rời bỏ quê hương để tìm nơi sinh sống an toàn khác. Cùng với đó là những số phận trẻ em đáng thương. Hàng nghìn người dân tộc thiểu số Yazidi phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn nhóm phiến quân IS hoành hành ở Iraq trong năm vừa qua. Không ai biết khi nào họ có thể quay trở lại quê nhà nằm trên dãy núi Sinjar. Cũng giống như những em bé trong trại tị nạn ở Silopi, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq, chúng không hình dung được rằng, một tương lai bất định vẫn đang đợi chúng phía trước.Nhiều vùng trên nước Đức, những người tị nạn được sắp xếp sống trong các lều dựng tạm trên các hội trường lớn. Ảnh: Một em bé sống ở một phòng tập thể dục tại thị trấn Neustadt của xứ Bavaria đang sắp xếp lại chăn trước khi đi ngủ.Nụ cười lạc quan trên gương mặt bé gái tị nạn bị mắc kẹt ở khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia cùng người thân.Trên một chuyến tàu đông đúc từ Budapest tới Munich, các em nhỏ tị nạn nằm vạ vật ở ngay hành lang tàu. Giống như hàng nghìn người khác, họ đang trên hành chính tới vùng Tây Âu thông qua các nước Balkan.Chạy trốn chiến tranh. Hàng nghìn người phải thu dọn đồ đạc rồi rời đi nơi khác để tránh những cuộc giao tranh đụng độ tại một trong những nước nghèo nhất thế giới Ả Rập là Yemen. Phe nổi dậy Houthi và lực lượng trung thành của chính phủ giao chiến với nhau nhiều tháng nay, khiến nhiều người dân mất mạng, trong đó có các em nhỏ đáng thương.Các em nhỏ Syria sống trong một trại tị nạn ở Idlib kiên nhẫn đứng xếp hàng lấy đồ ăn cứu trợ.Quan chức ngành giao thông ở Saxony-Anhalt, ông Thomas Webel đang hướng dẫn các em nhỏ tị nạn cách sử dụng máy bán vé xe buýt tự động.Tổ chức Di dân Thế giới (IOM) thống kê, hơn 121.000 người từ châu Phi đã vượt qua Địa Trung Hải để tới Italy trên những con thuyền sơ sài trong năm nay. Hơn 2.600 đã mất mạng trong các hành trình vượt biển nguy hiểm đó. Ảnh: Các em nhỏ đang đùa nghịch ở trong trại tị nạn trên đảo Lampedusa (Italy).Các em nhỏ thuộc tộc người Rohingya đang học trong căn phòng tạm bợ ở trại tị nạn Thet Kel Pyin, Myanmar.Nhiều cuộc xung đột ở các nước châu Phi, nhiều em nhỏ bất đắc dĩ đã trở thành những chiến binh nhí. Không nhiều em nhỏ và các thanh thiếu niên được tự do như các em ở Cộng hòa Trung Phi này.Nhóm Boko Haram trở thành nỗi sợ hãi đối với người dân ở miền bắc Nigeria và các quốc gia láng giềng. Ảnh: Các em nhỏ tị nạn nhận suất ăn do các nhân viên cứu trợ ở trung tâm Geidam.
Do những cuộc xung đột ở quê nhà, do các nhóm khủng bố đe dọa, nhiều gia đình buộc phải rời bỏ quê hương để tìm nơi sinh sống an toàn khác. Cùng với đó là những số phận trẻ em đáng thương. Hàng nghìn người dân tộc thiểu số Yazidi phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn nhóm phiến quân IS hoành hành ở Iraq trong năm vừa qua. Không ai biết khi nào họ có thể quay trở lại quê nhà nằm trên dãy núi Sinjar. Cũng giống như những em bé trong trại tị nạn ở Silopi, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq, chúng không hình dung được rằng, một tương lai bất định vẫn đang đợi chúng phía trước.
Nhiều vùng trên nước Đức, những người tị nạn được sắp xếp sống trong các lều dựng tạm trên các hội trường lớn. Ảnh: Một em bé sống ở một phòng tập thể dục tại thị trấn Neustadt của xứ Bavaria đang sắp xếp lại chăn trước khi đi ngủ.
Nụ cười lạc quan trên gương mặt bé gái tị nạn bị mắc kẹt ở khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia cùng người thân.
Trên một chuyến tàu đông đúc từ Budapest tới Munich, các em nhỏ tị nạn nằm vạ vật ở ngay hành lang tàu. Giống như hàng nghìn người khác, họ đang trên hành chính tới vùng Tây Âu thông qua các nước Balkan.
Chạy trốn chiến tranh. Hàng nghìn người phải thu dọn đồ đạc rồi rời đi nơi khác để tránh những cuộc giao tranh đụng độ tại một trong những nước nghèo nhất thế giới Ả Rập là Yemen. Phe nổi dậy Houthi và lực lượng trung thành của chính phủ giao chiến với nhau nhiều tháng nay, khiến nhiều người dân mất mạng, trong đó có các em nhỏ đáng thương.
Các em nhỏ Syria sống trong một trại tị nạn ở Idlib kiên nhẫn đứng xếp hàng lấy đồ ăn cứu trợ.
Quan chức ngành giao thông ở Saxony-Anhalt, ông Thomas Webel đang hướng dẫn các em nhỏ tị nạn cách sử dụng máy bán vé xe buýt tự động.
Tổ chức Di dân Thế giới (IOM) thống kê, hơn 121.000 người từ châu Phi đã vượt qua Địa Trung Hải để tới Italy trên những con thuyền sơ sài trong năm nay. Hơn 2.600 đã mất mạng trong các hành trình vượt biển nguy hiểm đó. Ảnh: Các em nhỏ đang đùa nghịch ở trong trại tị nạn trên đảo Lampedusa (Italy).
Các em nhỏ thuộc tộc người Rohingya đang học trong căn phòng tạm bợ ở trại tị nạn Thet Kel Pyin, Myanmar.
Nhiều cuộc xung đột ở các nước châu Phi, nhiều em nhỏ bất đắc dĩ đã trở thành những chiến binh nhí. Không nhiều em nhỏ và các thanh thiếu niên được tự do như các em ở Cộng hòa Trung Phi này.
Nhóm Boko Haram trở thành nỗi sợ hãi đối với người dân ở miền bắc Nigeria và các quốc gia láng giềng. Ảnh: Các em nhỏ tị nạn nhận suất ăn do các nhân viên cứu trợ ở trung tâm Geidam.