Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất thu phí rác thải theo khối lượng thay vì phương án thu theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Ảnh: Vietnamnet.vn.Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên tắc của việc thu phí tiền rác là "không đổ đồng, không đánh đều bình quân". Tuy nhiên, ý tưởng về chuyện thu tiền rác theo kilogam sau khi được đưa ra đã khiến dư luận xôn xao. Ảnh: VOV.Trên thực tế, cách thu phí đổ rác theo khối lượng hoặc thể tích rác thải không phải là phương án mới mà nó đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Ảnh minh họa.Theo một nghiên cứu về xu hướng rác thải toàn cầu do hãng quản lý rủi ro Verisk Maplecroft công bố hồi tháng 7/2019, mỗi năm, thế giới phải "hứng chịu" hơn 2,1 tỷ tấn rác thải rắn đô thị, nhưng chỉ 16% trong số đó được tái chế. Ảnh: NH.Trong đó, người dân và doanh nghiệp Mỹ "xả" nhiều nhất lượng rác trên toàn thế giới, tính trên 4 loại chất thải gồm chất thải rắn, nhựa, thực phẩm và chất thải công nghiệp độc hại. Mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, song người Mỹ lại thải tới 12% tổng lượng rác đô thị trên toàn cầu. Ảnh: SA.Để hạn chế người dân xả rác, Mỹ đã áp dụng chính sách "Trả tiền cho những gì bạn ném/bỏ đi" - tương tự như một loại thuế chất thải đối với mỗi hộ gia đình. Theo đó, các hộ gia đình xả càng nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền hơn cho việc thu gom và xử lý chất thải. Ảnh: BBC.Tại Hà Lan, Oostzaan là đô thị đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình thu phí rác thải theo đơn vị (túi rác/thùng rác). Sau khi Oostzaan thí điểm thành công, tỷ lệ các thành phố Hà Lan sử dụng mô hình tính phí đổ rác theo đơn vị đã tăng từ 15% năm 1998 lên 36% vào năm 2010. Ảnh: FE.Năm 1995, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí rác thải theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc. Ảnh: BN.Phương thức thu phí được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi. Chính phủ quy định bắt buộc người dân xả thải trong túi này, riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần thu gom vào túi. Giá của túi thu gom chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60%. Ảnh: Pinterest.Ở Nhật Bản, một số địa phương, trong đó có Kyoto, cũng đã thực hiện việc tính phí đổ rác theo kilogram.Nhật áp dụng phân loại rác nghiêm ngặt thành các loại như rác tài nguyên tái chế, rác thải lớn, rác không cháy, rác thải sinh hoạt hữu cơ,... Hơn nữa, rác được phân loại ngay từ trong nhà; ngày đổ rác và địa điểm đổ rác được quy định rõ ràng. Ảnh: Nippon.Đáng chú ý, nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi dùng một lần của người dân và góp phần bảo vệ môi trường, vào đầu tháng 11/2019, Chính phủ Nhật Bản nhất trí thông qua kế hoạch tính phí túi nylon. Ảnh: JT.Theo đó, các nhà bán lẻ ở Nhật Bản, bao gồm cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sẽ buộc phải tính tiền túi nylon cho khách hàng nếu họ muốn sử dụng loại túi này. Mức phí túi nylon sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định. Ảnh: JG. Mời độc giả xem thêm video: Loại bỏ công nghệ xử lý rác lạc hậu: Giải pháp nào tối ưu? (Nguồn video: VTC14)
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất thu phí rác thải theo khối lượng thay vì phương án thu theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Ảnh: Vietnamnet.vn.
Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên tắc của việc thu phí tiền rác là "không đổ đồng, không đánh đều bình quân". Tuy nhiên, ý tưởng về chuyện thu tiền rác theo kilogam sau khi được đưa ra đã khiến dư luận xôn xao. Ảnh: VOV.
Trên thực tế, cách thu phí đổ rác theo khối lượng hoặc thể tích rác thải không phải là phương án mới mà nó đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu về xu hướng rác thải toàn cầu do hãng quản lý rủi ro Verisk Maplecroft công bố hồi tháng 7/2019, mỗi năm, thế giới phải "hứng chịu" hơn 2,1 tỷ tấn rác thải rắn đô thị, nhưng chỉ 16% trong số đó được tái chế. Ảnh: NH.
Trong đó, người dân và doanh nghiệp Mỹ "xả" nhiều nhất lượng rác trên toàn thế giới, tính trên 4 loại chất thải gồm chất thải rắn, nhựa, thực phẩm và chất thải công nghiệp độc hại. Mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, song người Mỹ lại thải tới 12% tổng lượng rác đô thị trên toàn cầu. Ảnh: SA.
Để hạn chế người dân xả rác, Mỹ đã áp dụng chính sách "Trả tiền cho những gì bạn ném/bỏ đi" - tương tự như một loại thuế chất thải đối với mỗi hộ gia đình. Theo đó, các hộ gia đình xả càng nhiều rác thì càng phải trả nhiều tiền hơn cho việc thu gom và xử lý chất thải. Ảnh: BBC.
Tại Hà Lan, Oostzaan là đô thị đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình thu phí rác thải theo đơn vị (túi rác/thùng rác). Sau khi Oostzaan thí điểm thành công, tỷ lệ các thành phố Hà Lan sử dụng mô hình tính phí đổ rác theo đơn vị đã tăng từ 15% năm 1998 lên 36% vào năm 2010. Ảnh: FE.
Năm 1995, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí rác thải theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc. Ảnh: BN.
Phương thức thu phí được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi. Chính phủ quy định bắt buộc người dân xả thải trong túi này, riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần thu gom vào túi. Giá của túi thu gom chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60%. Ảnh: Pinterest.
Ở Nhật Bản, một số địa phương, trong đó có Kyoto, cũng đã thực hiện việc tính phí đổ rác theo kilogram.
Nhật áp dụng phân loại rác nghiêm ngặt thành các loại như rác tài nguyên tái chế, rác thải lớn, rác không cháy, rác thải sinh hoạt hữu cơ,... Hơn nữa, rác được phân loại ngay từ trong nhà; ngày đổ rác và địa điểm đổ rác được quy định rõ ràng. Ảnh: Nippon.
Đáng chú ý, nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi dùng một lần của người dân và góp phần bảo vệ môi trường, vào đầu tháng 11/2019, Chính phủ Nhật Bản nhất trí thông qua kế hoạch tính phí túi nylon. Ảnh: JT.
Theo đó, các nhà bán lẻ ở Nhật Bản, bao gồm cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sẽ buộc phải tính tiền túi nylon cho khách hàng nếu họ muốn sử dụng loại túi này. Mức phí túi nylon sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định. Ảnh: JG.
Mời độc giả xem thêm video: Loại bỏ công nghệ xử lý rác lạc hậu: Giải pháp nào tối ưu? (Nguồn video: VTC14)