Theo India Times, sau khi Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vì COVID-19 vào cuối tháng 3/2020, hàng triệu lao động nhập cư nước này đã phải vật lộn tìm đường về quê, bằng cách đi bộ, đi tàu hoặc "bám" vào những chiếc xe tải,...(Nguồn ảnh: Reuters/AP)Nhiều người về được đến nhà sau đó, nhưng có những người không may mắn như vậy. Trong gần hai tháng qua, hàng chục lao động nhập cư ở Ấn Độ được cho là đã chết giữa đường vì kiệt sức.Không chỉ vậy, nhiều lao động nhập cư cũng đã thiệt mạng và bị thương trong các vụ tai nạn đường bộ trên đường về quê để tránh dịch COVID-19.Theo Reuters, mới đây, hệ thống được sắt ở Ấn Độ được phép hoạt động trở lại có giới hạn, tạo điều kiện cho những người lao động xa nhà ở nước này có cơ hội trở về quê dễ dàng hơn.Các công nhân nhập cư và gia đình họ chờ lên tàu ở Ahmedabad ngày 14/5 để trở về nhà ở bang Uttar Pradesh, sau khi hệ thống đường sắt nước này được hoạt động trở lại một phần sau gần 7 tuần đóng cửa.Một công nhân nhập cư được đo thân nhiệt khi chờ được đưa tới nhà ga lên tàu trở về nhà, tại Uttar Pradesh ngày 15/5.Nhiều người chen chúc nhau lên tàu ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ.Các lao động nhập cư xếp hàng ngồi chờ tại Ahmedabad để lên tàu trở về quê nhà Bihar hôm 15/5.Em nhỏ được mẹ cho uống nước trong lúc chờ lên tàu trở về quê nhà ở Uttar Pradesh.Những lao động nhập cư này, bị mắc kẹt ở bang Rajasthan vì lệnh phong tỏa, may mắn được lên chuyến tàu ở ngoại ô Kolkata để trở về nhà ở Tây Bengal hôm 5/5.Người phụ nữ bật khóc khi cô và những người khác bị chặn lại ở New Delhi hôm 15/5.Vợ của một lao động nhập cư rơi nước mắt khi nói chuyện với người thân qua điện thoại ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/5. Cô đã bị cảnh sát chặn tại một trạm kiểm soát khi đang đi bộ trên đường cao tốc để trở về nhà ở bang Uttar Pradesh.Nhiều người tiếp tục đi bộ về quê tránh dịch COVID-19 ngày 15/5.Một số mang theo hành lý đi bộ trên đường ray tàu ở Ahmedabad.Những lao động nhập cư tìm mọi cách về quê, bất chấp nguy hiểm tính mạng.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Theo India Times, sau khi Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vì COVID-19 vào cuối tháng 3/2020, hàng triệu lao động nhập cư nước này đã phải vật lộn tìm đường về quê, bằng cách đi bộ, đi tàu hoặc "bám" vào những chiếc xe tải,...(Nguồn ảnh: Reuters/AP)
Nhiều người về được đến nhà sau đó, nhưng có những người không may mắn như vậy. Trong gần hai tháng qua, hàng chục lao động nhập cư ở Ấn Độ được cho là đã chết giữa đường vì kiệt sức.
Không chỉ vậy, nhiều lao động nhập cư cũng đã thiệt mạng và bị thương trong các vụ tai nạn đường bộ trên đường về quê để tránh dịch COVID-19.
Theo Reuters, mới đây, hệ thống được sắt ở Ấn Độ được phép hoạt động trở lại có giới hạn, tạo điều kiện cho những người lao động xa nhà ở nước này có cơ hội trở về quê dễ dàng hơn.
Các công nhân nhập cư và gia đình họ chờ lên tàu ở Ahmedabad ngày 14/5 để trở về nhà ở bang Uttar Pradesh, sau khi hệ thống đường sắt nước này được hoạt động trở lại một phần sau gần 7 tuần đóng cửa.
Một công nhân nhập cư được đo thân nhiệt khi chờ được đưa tới nhà ga lên tàu trở về nhà, tại Uttar Pradesh ngày 15/5.
Nhiều người chen chúc nhau lên tàu ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Các lao động nhập cư xếp hàng ngồi chờ tại Ahmedabad để lên tàu trở về quê nhà Bihar hôm 15/5.
Em nhỏ được mẹ cho uống nước trong lúc chờ lên tàu trở về quê nhà ở Uttar Pradesh.
Những lao động nhập cư này, bị mắc kẹt ở bang Rajasthan vì lệnh phong tỏa, may mắn được lên chuyến tàu ở ngoại ô Kolkata để trở về nhà ở Tây Bengal hôm 5/5.
Người phụ nữ bật khóc khi cô và những người khác bị chặn lại ở New Delhi hôm 15/5.
Vợ của một lao động nhập cư rơi nước mắt khi nói chuyện với người thân qua điện thoại ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/5. Cô đã bị cảnh sát chặn tại một trạm kiểm soát khi đang đi bộ trên đường cao tốc để trở về nhà ở bang Uttar Pradesh.
Nhiều người tiếp tục đi bộ về quê tránh dịch COVID-19 ngày 15/5.
Một số mang theo hành lý đi bộ trên đường ray tàu ở Ahmedabad.
Những lao động nhập cư tìm mọi cách về quê, bất chấp nguy hiểm tính mạng.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)