Theo Al Jazeera, chính phủ Sudan nói rằng, siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia có thể đe đọa sự an toàn của khoảng 20 triệu người dân Sudan sống ở khu vực hạ nguồn và ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp của nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)Trên đảo Tuti, Sudan, những người nông dân và chủ đất lo lắng rằng nếu siêu đập làm suy yếu dòng chảy, sẽ không có đủ nước cho việc tưới tiêu.Một nông dân rắc phân bón ở cánh đồng trên đảo Tuti, Khartoum.Mussa Adam Bakr (phải), 48 tuổi, thu hoạch cà tím cùng các công nhân trên cánh đồng ở đảo Tuti. "Tôi đến Tuti vào năm 1988 vì đất ở đây rất tốt cho nông nghiệp và địa điểm cũng thuận tiện cho việc buôn bán, mang lại thu nhập tốt", Bakr chia sẻ.Thợ gốm Mutasim al-Jeiry, 50 tuổi, có xưởng gốm riêng trong một khu vực được gọi là "Làng nghề gốm" ở Alqamayir, Omdurman. "Con đập sẽ giúp ổn định sông Nile và chúng ta sẽ ít bị ngập lụt hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ có ít đất sét và nước hơn. Người nông dân, thợ làm gạch và thợ gốm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Mutasim nói.Mazeen (phải), 12 tuổi, thu thập đất sét trong "làng gốm".Công nhân Zaki el-Dine, 24 tuổi, lấy nước từ sông Nile để làm gạch trên đảo Tuti.Thợ gạch Mohamed Ahmed al-Ameen cùng những người khác chuẩn bị cho gạch vào lò nung trên đảo Tuti.Mustapha, 60 tuổi, xếp gạch sau khi đưa ra khỏi lò nung ngày 20/2/2020."Tôi coi sông Nile là thứ mà tôi không bao giờ chia cách, kể từ khi tôi được sinh ra. Toàn bộ nguồn thu nhập của tôi đều đến từ sông Nile", một cư dân Sudan chia sẻ.Tuy nhiên, những người dân từng phải di dời do lũ lụt vào mùa hè năm ngoái lại nhìn thấy lợi ích khi con đập Đại Phục Hưng được xây dựng. Ảnh: Manal, một người dân phải sơ tán khi nước sông Nile tràn bờ năm ngoái, trong túp lều của cô tại Wad Ramli tháng 2/2020.Một học sinh học bài trên bờ sông Nile ở Alqamayir, Omdurman, ngày 15/2/2020.Peter Majak, một thợ làm gốm, nằm nghỉ trong nhà máy gốm truyền thống gần bờ sông Nile ở Alqamayir ngày 17/2.
Mời độc giả xem thêm video: Đập thủy điện ở Lào vỡ do xây dựng không đạt tiêu chuẩn (Nguồn video: VTC14)
Theo Al Jazeera, chính phủ Sudan nói rằng, siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia có thể đe đọa sự an toàn của khoảng 20 triệu người dân Sudan sống ở khu vực hạ nguồn và ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp của nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Trên đảo Tuti, Sudan, những người nông dân và chủ đất lo lắng rằng nếu siêu đập làm suy yếu dòng chảy, sẽ không có đủ nước cho việc tưới tiêu.
Một nông dân rắc phân bón ở cánh đồng trên đảo Tuti, Khartoum.
Mussa Adam Bakr (phải), 48 tuổi, thu hoạch cà tím cùng các công nhân trên cánh đồng ở đảo Tuti. "Tôi đến Tuti vào năm 1988 vì đất ở đây rất tốt cho nông nghiệp và địa điểm cũng thuận tiện cho việc buôn bán, mang lại thu nhập tốt", Bakr chia sẻ.
Thợ gốm Mutasim al-Jeiry, 50 tuổi, có xưởng gốm riêng trong một khu vực được gọi là "Làng nghề gốm" ở Alqamayir, Omdurman. "Con đập sẽ giúp ổn định sông Nile và chúng ta sẽ ít bị ngập lụt hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ có ít đất sét và nước hơn. Người nông dân, thợ làm gạch và thợ gốm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Mutasim nói.
Mazeen (phải), 12 tuổi, thu thập đất sét trong "làng gốm".
Công nhân Zaki el-Dine, 24 tuổi, lấy nước từ sông Nile để làm gạch trên đảo Tuti.
Thợ gạch Mohamed Ahmed al-Ameen cùng những người khác chuẩn bị cho gạch vào lò nung trên đảo Tuti.
Mustapha, 60 tuổi, xếp gạch sau khi đưa ra khỏi lò nung ngày 20/2/2020.
"Tôi coi sông Nile là thứ mà tôi không bao giờ chia cách, kể từ khi tôi được sinh ra. Toàn bộ nguồn thu nhập của tôi đều đến từ sông Nile", một cư dân Sudan chia sẻ.
Tuy nhiên, những người dân từng phải di dời do lũ lụt vào mùa hè năm ngoái lại nhìn thấy lợi ích khi con đập Đại Phục Hưng được xây dựng. Ảnh: Manal, một người dân phải sơ tán khi nước sông Nile tràn bờ năm ngoái, trong túp lều của cô tại Wad Ramli tháng 2/2020.
Một học sinh học bài trên bờ sông Nile ở Alqamayir, Omdurman, ngày 15/2/2020.
Peter Majak, một thợ làm gốm, nằm nghỉ trong nhà máy gốm truyền thống gần bờ sông Nile ở Alqamayir ngày 17/2.
Mời độc giả xem thêm video: Đập thủy điện ở Lào vỡ do xây dựng không đạt tiêu chuẩn (Nguồn video: VTC14)