Một người lính đặt cờ tưởng niệm ở Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland. Ảnh: Washington Post.Cột ánh sáng tưởng niệm ở Manhattan tái hiện hình ảnh tòa tháp đôi trước khi bị máy bay do không tặc khống chế đâm vào. Đây là một hoạt động trong chuỗi các sự kiện định kỳ để tưởng nhớ nạn nhân vụ khủng bố 11/9.Dòng chữ "Không bao giờ lãng quên" viết từ hơi nước ngưng động trên bia tưởng niệm khắc tên các nạn nhân.Lá cờ Mỹ được cắm trên tên của một nạn nhân khắc trên bia tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Manhattan.Vào sáng ngày 11/9 (giờ địa phương), vùng Hạ Manhattan sẽ phong tỏa nhiều tuyến đường để tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng. Trong buổi lễ, tên của các nạn nhân sẽ lần lượt được xướng lên, và sau đó là phút mặc niệm để tưởng nhớ.Người phụ nữ úp mặt lên phần khắc tên người thân trên bia tưởng niệm nạn nhân. 15 năm trôi qua, ký ức về vụ khủng bố 11/9 vẫn còn rõ rệt trong tâm trí người dân Mỹ.Nhân viên Sở Cứu hỏa New York tưởng nhớ các đồng nghiệp hy sinh trong lúc giải cứu nạn nhân và khống chế hậu quả khủng bố. Thảm kịch 11/9 cũng đánh dấu ngày thương vong cao nhất trong toàn ngành cứu hỏa Mỹ, khi hơn 340 người chết trong khi làm nhiệm vụ.Một sĩ quan cảnh sát New York tại khu vực tưởng niệm. Sở Cảnh sát New York cũng tổ chức sự kiện tưởng nhớ hơn 70 chiến sĩ đồng đội hy sinh lúc vụ tấn công xảy ra và trong quá trình cứu nạn cách đây 15 năm.Người thân của cảnh sát Santos Vanintin Jr. đặt hoa và cầu nguyện tại khu vực khắc tên anh trong bảng tưởng niệm. Sau vụ khủng bố, chính quyền bang và thành phố New York, chính phủ liên bang công bố nhiều chương trình hỗ trợ và các ưu đãi tài chính để doanh nghiệp và người dân tái xây dựng cuộc sống.Hai cậu bé đọc tên các nạn nhân ở bia tưởng niệm. 15 năm sau vụ tấn công, vùng Hạ Manhattan đã phục hồi nhanh chóng từ khủng bố, dân số nhiều hơn gấp đôi trong khi tỷ lệ tuyển dụng cũng tăng trưởng, nền kinh tế đa dạng hơn.Nhân viên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11/9. "Khó mà tưởng tượng vùng Hạ Manhattan đã phát triển như ngày nay sau khi trải qua bi kịch cách đây 15 năm", Thomas DiNapoli, một quan chức New York, nói.Cậu bé George Betsill đi qua khu vực cắm khoảng 3.000 lá cờ cắm ở công viên Winnetka, bang Illinois, tương ứng với số nạn nhân thiệt mạng do vụ không tặc ngày 11/9 gây ra.Bên cạnh hàng nghìn người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương trong vụ khủng bố và rất nhiều người bị các di chứng về tâm lý, bệnh tật khác kéo dài đến tận ngày nay.Cô Maria Genkin, du khách từ Bỉ, kể cho con trai về diễn biến ngày thành phố New York bị khủng bố cách đây 15 năm. Khu vực tưởng niệm cũng trở thành địa điểm mà nhiều du khách khi đến thăm New York thường tới để tìm hiểu về vụ tấn công.
Một người lính đặt cờ tưởng niệm ở Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland. Ảnh: Washington Post.
Cột ánh sáng tưởng niệm ở Manhattan tái hiện hình ảnh tòa tháp đôi trước khi bị máy bay do không tặc khống chế đâm vào. Đây là một hoạt động trong chuỗi các sự kiện định kỳ để tưởng nhớ nạn nhân vụ khủng bố 11/9.
Dòng chữ "Không bao giờ lãng quên" viết từ hơi nước ngưng động trên bia tưởng niệm khắc tên các nạn nhân.
Lá cờ Mỹ được cắm trên tên của một nạn nhân khắc trên bia tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Manhattan.
Vào sáng ngày 11/9 (giờ địa phương), vùng Hạ Manhattan sẽ phong tỏa nhiều tuyến đường để tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng. Trong buổi lễ, tên của các nạn nhân sẽ lần lượt được xướng lên, và sau đó là phút mặc niệm để tưởng nhớ.
Người phụ nữ úp mặt lên phần khắc tên người thân trên bia tưởng niệm nạn nhân. 15 năm trôi qua, ký ức về vụ khủng bố 11/9 vẫn còn rõ rệt trong tâm trí người dân Mỹ.
Nhân viên Sở Cứu hỏa New York tưởng nhớ các đồng nghiệp hy sinh trong lúc giải cứu nạn nhân và khống chế hậu quả khủng bố. Thảm kịch 11/9 cũng đánh dấu ngày thương vong cao nhất trong toàn ngành cứu hỏa Mỹ, khi hơn 340 người chết trong khi làm nhiệm vụ.
Một sĩ quan cảnh sát New York tại khu vực tưởng niệm. Sở Cảnh sát New York cũng tổ chức sự kiện tưởng nhớ hơn 70 chiến sĩ đồng đội hy sinh lúc vụ tấn công xảy ra và trong quá trình cứu nạn cách đây 15 năm.
Người thân của cảnh sát Santos Vanintin Jr. đặt hoa và cầu nguyện tại khu vực khắc tên anh trong bảng tưởng niệm. Sau vụ khủng bố, chính quyền bang và thành phố New York, chính phủ liên bang công bố nhiều chương trình hỗ trợ và các ưu đãi tài chính để doanh nghiệp và người dân tái xây dựng cuộc sống.
Hai cậu bé đọc tên các nạn nhân ở bia tưởng niệm. 15 năm sau vụ tấn công, vùng Hạ Manhattan đã phục hồi nhanh chóng từ khủng bố, dân số nhiều hơn gấp đôi trong khi tỷ lệ tuyển dụng cũng tăng trưởng, nền kinh tế đa dạng hơn.
Nhân viên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11/9. "Khó mà tưởng tượng vùng Hạ Manhattan đã phát triển như ngày nay sau khi trải qua bi kịch cách đây 15 năm", Thomas DiNapoli, một quan chức New York, nói.
Cậu bé George Betsill đi qua khu vực cắm khoảng 3.000 lá cờ cắm ở công viên Winnetka, bang Illinois, tương ứng với số nạn nhân thiệt mạng do vụ không tặc ngày 11/9 gây ra.
Bên cạnh hàng nghìn người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương trong vụ khủng bố và rất nhiều người bị các di chứng về tâm lý, bệnh tật khác kéo dài đến tận ngày nay.
Cô Maria Genkin, du khách từ Bỉ, kể cho con trai về diễn biến ngày thành phố New York bị khủng bố cách đây 15 năm. Khu vực tưởng niệm cũng trở thành địa điểm mà nhiều du khách khi đến thăm New York thường tới để tìm hiểu về vụ tấn công.