Theo New York Times, cô Cathy Yau, 36 tuổi, đã làm việc trong lực lượng cảnh sát Hong Kong suốt 11 năm. Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, cô quyết định xin thôi việc vì không muốn tham gia vào hoạt động trấn áp người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở đặc khu này. Ảnh: NYT.Đầu mùa hè năm 2019, Yau được điều tới Thư viện Trung tâm Hong Kong để theo dõi người biểu tình khi họ tập trung ở khu vực Công viên Victoria. Ảnh: NYT.Chứng kiến cuộc tuần hành của người biểu tình vào ngày 16/6, trong đó có những lời lẽ chỉ trích cảnh sát, Yau lại đồng cảm với sự tức giận của họ và ngay lúc đó cô bắt đầu cảm thấy mình có thể đã chọn sai vị trí trong cuộc "xung đột" này. Ảnh: Reuters.Khi căng thẳng leo thang vào tháng 6, Yau cho biết cô ngày càng cảm thấy thất vọng. Và ngày 10/7, cô quyết định nộp đơn xin từ chức. Ảnh: Reuters.“Là một sĩ quan cảnh sát được đào tạo, tôi biết những gì họ (người biểu tình) đang làm không hoàn toàn hợp pháp. Nhưng tôi cũng đánh giá cao cách họ hiểu rằng nếu điều tồi tệ nhất đến, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, triển vọng tương lai và thậm chí là cuộc sống của họ”, cô Yau nói trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: Reuters.Yau cũng chia sẻ thêm, cô muốn tham gia Hội đồng thành phố vào tháng 11 tới. “Tôi quyết định cần một nền tảng mới để làm những gì tôi muốn làm”, cô Yau tiết lộ. Ảnh: Reuters.Hiện tại, cuộc biểu tình tại đặc khu Hong Kong đã bước sang tuần thứ 14 với những diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có dấu hiệu lắng xuống. Ảnh: Reuters.Vài ngày sau khi Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ hôm 4/9, làn sóng biểu tình phản đối dự luật gây tranh cãi này vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters.Phe biểu tình tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường bất chấp Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga kêu gọi đối thoại sau khi rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Họ đề nghị chính quyền phải đáp ứng cả 5 yêu cầu đưa ra trước đó. Ảnh: Reuters.Ngày 8/9, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại trung tâm Hong Kong và sau đó tuần hành tới lãnh sự quán Mỹ để kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Ảnh: Reuters.Tuy nhiên, trong một tuyên bố nhằm đáp lại đề xuất về cái gọi là Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong tại Quốc hội Mỹ, tại cuộc họp báo ngày 10/9, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã chỉ trích sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng những hành động này là vô cùng sai lầm. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)
Theo New York Times, cô Cathy Yau, 36 tuổi, đã làm việc trong lực lượng cảnh sát Hong Kong suốt 11 năm. Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, cô quyết định xin thôi việc vì không muốn tham gia vào hoạt động trấn áp người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở đặc khu này. Ảnh: NYT.
Đầu mùa hè năm 2019, Yau được điều tới Thư viện Trung tâm Hong Kong để theo dõi người biểu tình khi họ tập trung ở khu vực Công viên Victoria. Ảnh: NYT.
Chứng kiến cuộc tuần hành của người biểu tình vào ngày 16/6, trong đó có những lời lẽ chỉ trích cảnh sát, Yau lại đồng cảm với sự tức giận của họ và ngay lúc đó cô bắt đầu cảm thấy mình có thể đã chọn sai vị trí trong cuộc "xung đột" này. Ảnh: Reuters.
Khi căng thẳng leo thang vào tháng 6, Yau cho biết cô ngày càng cảm thấy thất vọng. Và ngày 10/7, cô quyết định nộp đơn xin từ chức. Ảnh: Reuters.
“Là một sĩ quan cảnh sát được đào tạo, tôi biết những gì họ (người biểu tình) đang làm không hoàn toàn hợp pháp. Nhưng tôi cũng đánh giá cao cách họ hiểu rằng nếu điều tồi tệ nhất đến, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, triển vọng tương lai và thậm chí là cuộc sống của họ”, cô Yau nói trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: Reuters.
Yau cũng chia sẻ thêm, cô muốn tham gia Hội đồng thành phố vào tháng 11 tới. “Tôi quyết định cần một nền tảng mới để làm những gì tôi muốn làm”, cô Yau tiết lộ. Ảnh: Reuters.
Hiện tại, cuộc biểu tình tại đặc khu Hong Kong đã bước sang tuần thứ 14 với những diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có dấu hiệu lắng xuống. Ảnh: Reuters.
Vài ngày sau khi Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ hôm 4/9, làn sóng biểu tình phản đối dự luật gây tranh cãi này vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters.
Phe biểu tình tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường bất chấp Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga kêu gọi đối thoại sau khi rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Họ đề nghị chính quyền phải đáp ứng cả 5 yêu cầu đưa ra trước đó. Ảnh: Reuters.
Ngày 8/9, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại trung tâm Hong Kong và sau đó tuần hành tới lãnh sự quán Mỹ để kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố nhằm đáp lại đề xuất về cái gọi là Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong tại Quốc hội Mỹ, tại cuộc họp báo ngày 10/9, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã chỉ trích sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng những hành động này là vô cùng sai lầm. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)