Bức poster in hình ông Robert Mugabe, Tổng thống Zimbabwe, dán trên tường tại một khu phố ở Thủ đô Harare. Ông đảm nhận cương vị người đứng đầu quốc gia kém phát triển nhất vùng Nam Phi từ năm 1980. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2013, GDP bình quân đầu người của nước này là 953 USD, thuộc nhóm những quốc gia thấp nhất. Những chính sách bất hợp lý của Mugabe, cụ thể là việc in tiền không kiểm soát, là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.Hai người nông dân nghỉ ngơi trên băng ghế dài tại một nông trại ở gần Thủ đô Harare. Nhiều gia đình tại Zimbabwe gắn bó với nghề nông trong 50 năm. Nhiệm kỳ của Tổng thống Mugabe đánh dấu bằng chương trình cải cách ruộng đất, phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen. Tuy nhiên, việc làm này đã đẩy Zimbabwe vào tình trạng suy thoái và chính trị hỗn loạn.Những đứa trẻ bên ngoài túp lều của ông Mambidzeni, 91 tuổi, và bà Zemba, 75 tuổi. Ông bà có 14 con. 10 trong số họ đã chết. Hiện tại ông bà phải chăm sóc 9 đứa cháu mồ côi vì AIDS. Tình trạng đói nghèo và siêu lạm phát đang diễn ra tại Zimbabwe khi mọi người dân tại đây đều dễ dàng trở thành những tỷ phú "hữu danh vô thực" chỉ với một tờ đô la nội tệ.Một người phụ nữ phơi quần áo gần ôtô cũ tại khu Mbare, Thủ đô Harare. Mbare hình thành từ năm 1907. Dân cư tại khu vực này khá đông. Nhiều căn hộ là nơi sinh sống của 2 hoặc 3 gia đình.Những chảo thu tín hiệu truyền hình và quần áo treo xung quanh một tòa nhà tại Mbare. Cảnh sát và lực lượng quân đội ra lệnh phá các khu ổ chuột và công trình trái phép trong chiến dịch Murambatsvina tháng 5/2005 nhằm ngăn chặn dịch tả hoành hành tại đây.Người dân tại nông trại Hopley gần Thủ đô Harare đun nước cạnh một ôtô cũ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chiến dịch Murambatsvina buộc 700.000 người Zimbabwe sống trong cảnh vô gia cư.Người đàn ông đi bộ qua những sạp bán hoa quả tại một khu chợ ngoài trời ở Bulawayo, thành phố lớn thứ hai của đất nước.Lạm phát hằng năm tại quốc gia Nam Phi lên tới 400.000%. 100 tỷ đôla Zimbabwe hiện chỉ có thể mua được vài quả trứng.Hoạt động đào vàng bất hợp pháp đang diễn ra phức tạp tại tỉnh Manicaland. "Cha mẹ của chúng tôi từng có công việc tốt, nhưng khó khăn lại ập đến với thế hệ sau. Tôi từng có nhà ở thủ đô Harare nhưng trận sóng thần năm 2005 khiến tôi điêu đứng. Do mất việc, tôi phải tới vùng nông thông để kiếm sống. Và việc duy nhất tôi có thể làm là đào vàng", một người đào vàng bất hợp pháp tại Manicaland nói.Trong khi đó, với tình hình siêu lạm phát như hiện nay, nhiều người dân Zimbabwe phải đào các ngôi mộ để lấy đất và cát đem bán.Đám đông hò reo trong lễ đón sinh nhật lần thứ 88 của Tổng thống Robert Mugabe tại sân bóng đá ở Mutare, thành phố lớn thứ 3 của Zimbabwe. Người dân ở các thị trấn nghèo và các em học sinh ở thành phố đều phải dự sự kiện này. Hôm 29/2, ông Mugabe tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 91 với chi phí lên tới 1 triệu USD. Hành động của Tổng thống khiến nhiều người bất bình. Theo Daily Mail, phe đối lập cho rằng việc tổ chức bữa tiệc tốn kém trong bối cảnh Zimbabwe còn nghèo là hành vi hoang phí và "đáng ghê tởm".
Bức poster in hình ông Robert Mugabe, Tổng thống Zimbabwe, dán trên tường tại một khu phố ở Thủ đô Harare. Ông đảm nhận cương vị người đứng đầu quốc gia kém phát triển nhất vùng Nam Phi từ năm 1980. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2013, GDP bình quân đầu người của nước này là 953 USD, thuộc nhóm những quốc gia thấp nhất. Những chính sách bất hợp lý của Mugabe, cụ thể là việc in tiền không kiểm soát, là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Hai người nông dân nghỉ ngơi trên băng ghế dài tại một nông trại ở gần Thủ đô Harare. Nhiều gia đình tại Zimbabwe gắn bó với nghề nông trong 50 năm. Nhiệm kỳ của Tổng thống Mugabe đánh dấu bằng chương trình cải cách ruộng đất, phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen. Tuy nhiên, việc làm này đã đẩy Zimbabwe vào tình trạng suy thoái và chính trị hỗn loạn.
Những đứa trẻ bên ngoài túp lều của ông Mambidzeni, 91 tuổi, và bà Zemba, 75 tuổi. Ông bà có 14 con. 10 trong số họ đã chết. Hiện tại ông bà phải chăm sóc 9 đứa cháu mồ côi vì AIDS. Tình trạng đói nghèo và siêu lạm phát đang diễn ra tại Zimbabwe khi mọi người dân tại đây đều dễ dàng trở thành những tỷ phú "hữu danh vô thực" chỉ với một tờ đô la nội tệ.
Một người phụ nữ phơi quần áo gần ôtô cũ tại khu Mbare, Thủ đô Harare. Mbare hình thành từ năm 1907. Dân cư tại khu vực này khá đông. Nhiều căn hộ là nơi sinh sống của 2 hoặc 3 gia đình.
Những chảo thu tín hiệu truyền hình và quần áo treo xung quanh một tòa nhà tại Mbare. Cảnh sát và lực lượng quân đội ra lệnh phá các khu ổ chuột và công trình trái phép trong chiến dịch Murambatsvina tháng 5/2005 nhằm ngăn chặn dịch tả hoành hành tại đây.
Người dân tại nông trại Hopley gần Thủ đô Harare đun nước cạnh một ôtô cũ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chiến dịch Murambatsvina buộc 700.000 người Zimbabwe sống trong cảnh vô gia cư.
Người đàn ông đi bộ qua những sạp bán hoa quả tại một khu chợ ngoài trời ở Bulawayo, thành phố lớn thứ hai của đất nước.
Lạm phát hằng năm tại quốc gia Nam Phi lên tới 400.000%. 100 tỷ đôla Zimbabwe hiện chỉ có thể mua được vài quả trứng.
Hoạt động đào vàng bất hợp pháp đang diễn ra phức tạp tại tỉnh Manicaland. "Cha mẹ của chúng tôi từng có công việc tốt, nhưng khó khăn lại ập đến với thế hệ sau. Tôi từng có nhà ở thủ đô Harare nhưng trận sóng thần năm 2005 khiến tôi điêu đứng. Do mất việc, tôi phải tới vùng nông thông để kiếm sống. Và việc duy nhất tôi có thể làm là đào vàng", một người đào vàng bất hợp pháp tại Manicaland nói.
Trong khi đó, với tình hình siêu lạm phát như hiện nay, nhiều người dân Zimbabwe phải đào các ngôi mộ để lấy đất và cát đem bán.
Đám đông hò reo trong lễ đón sinh nhật lần thứ 88 của Tổng thống Robert Mugabe tại sân bóng đá ở Mutare, thành phố lớn thứ 3 của Zimbabwe. Người dân ở các thị trấn nghèo và các em học sinh ở thành phố đều phải dự sự kiện này. Hôm 29/2, ông Mugabe tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 91 với chi phí lên tới 1 triệu USD. Hành động của Tổng thống khiến nhiều người bất bình. Theo Daily Mail, phe đối lập cho rằng việc tổ chức bữa tiệc tốn kém trong bối cảnh Zimbabwe còn nghèo là hành vi hoang phí và "đáng ghê tởm".