Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.
Tại Philippines, 9 người bị những kẻ tấn công vô danh sát hại và 4 người khác thiệt mạng khi đang tác nghiệp trong các đợt thiên tai bao gồm siêu bão Haiyan mới đây.
Trong khi đó, ở Ấn Độ, 7 nhà báo bị giết hại nhưng giới chức trách nước này không tích cực điều tra, trả lại công bằng cho họ. 2 người thiệt mạng khi đang tác nghiệp trong các vụ bạo lực xã hội và 4 người mất mạng vì tai nạn nghề nghiệp. Trong ảnh, một cảnh sát Ấn Độ đang ném gạch về phía đám đông biểu tình.
Tiếp theo trong danh sách là Iraq với 11 nhà báo đã thiệt mạng. Trong ảnh là hiện trường một vụ đánh bom tự sát ở Iraq.
...và Pakistan với 9 nhà báo bị giết hại. Trong ảnh là hiện trường một vụ bạo lực ở Pakistan.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế, chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 126 phóng viên, nhà báo, nhân viên truyền thông trên khắp thế giới đã thiệt mạng do tại nạn, sự cố nghề nghiệp trong năm nay.
Tuy nhiên nhìn chung năm nay tổng số lượng phóng viên, nhà báo tử nạn vì nghề giảm 21 người so với năm ngoái. Song các vụ bắt cóc, giam giữ cả phóng viên địa phương lẫn nước ngoài lại tăng lên. Do nhiều hãng tin quốc tế hàng đầu ngại ngần gửi nhân viên tới các điểm nóng, xung đột trên khắp thế giới.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế (INSI), chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 19 phóng viên và nhân viên truyền thông bị giết hại tại Syria năm nay. Trong ảnh là nhà báo Mỹ,James Foley bị bắt cóc và vẫn đang mất tích ở Syria.
Con số trên thấp hơn năm ngoái khi 28 phóng viên, nhà báo thiệt mạng tại Syria. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria đang chiến đấu.
Ngoài ra, ít nhất 18 nhà báo nước ngoài tại Syria và 20 nhà báo trong nước đã bị bắt cóc, bị giam giữ hoặc mất tích trong năm nay. Trong ảnh, một chiến binh nổi dậy Syria chuẩn bị ném lựu đạn.
Theo INSI, năm nay tỷ lệ các vụ bắt cóc và mất tích nhà báo ở Syria tăng so với năm ngoái. Trong ảnh, một nhóm chiến binh Syria đang chiến đấu tại một tòa nhà đổ nát.
Xếp sau Syria trong danh sách những quốc gia nguy hiểm nhất đối với cánh truyền thông năm 2013 là Philippines và Ấn Độ khi đều có 13 phóng viên, nhà báo bị giết hại. Ảnh minh họa.
Tại Philippines, 9 người bị những kẻ tấn công vô danh sát hại và 4 người khác thiệt mạng khi đang tác nghiệp trong các đợt thiên tai bao gồm siêu bão Haiyan mới đây.
Trong khi đó, ở Ấn Độ, 7 nhà báo bị giết hại nhưng giới chức trách nước này không tích cực điều tra, trả lại công bằng cho họ. 2 người thiệt mạng khi đang tác nghiệp trong các vụ bạo lực xã hội và 4 người mất mạng vì tai nạn nghề nghiệp. Trong ảnh, một cảnh sát Ấn Độ đang ném gạch về phía đám đông biểu tình.
Tiếp theo trong danh sách là Iraq với 11 nhà báo đã thiệt mạng. Trong ảnh là hiện trường một vụ đánh bom tự sát ở Iraq.
...và Pakistan với 9 nhà báo bị giết hại. Trong ảnh là hiện trường một vụ bạo lực ở Pakistan.
Theo ước tính của Viện An toàn Thông tin Báo chí Quốc tế, chuyên tổ chức các khóa đào tạo về an toàn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại các điểm nóng, nguy hiểm trên thế giới, 126 phóng viên, nhà báo, nhân viên truyền thông trên khắp thế giới đã thiệt mạng do tại nạn, sự cố nghề nghiệp trong năm nay.
Tuy nhiên nhìn chung năm nay tổng số lượng phóng viên, nhà báo tử nạn vì nghề giảm 21 người so với năm ngoái. Song các vụ bắt cóc, giam giữ cả phóng viên địa phương lẫn nước ngoài lại tăng lên. Do nhiều hãng tin quốc tế hàng đầu ngại ngần gửi nhân viên tới các điểm nóng, xung đột trên khắp thế giới.