Bên ngoài tòa nhà chính của trại Vietnam City, một trong những điểm trung chuyển lớn người Việt tới Anh. Năm 2017, người của chương trình Pacific Links Foundation đã vài lần tđến thăm trại này ở Angres, Pháp, cách cảng Calais khoảng 100 km về phía đông nam. Nhóm tình nguyện viên cung cấp cho Zing.vn một số hình ảnh về cuộc sống ở đây. Ảnh: Mimi Vũ.Thông báo ở ngoài cửa cho người mới đến, giải thích rằng các tình nguyện viên Pháp đang hỗ trợ cho trại không phải từ chính phủ, đồng thời yêu cầu tất cả dọn dẹp, giữ vệ sinh. Ảnh: Mimi Vũ.Bên trong gian phòng với mái đã bị sập và những mảnh gỗ được dùng để đốt lửa, nguồn sưởi ấm duy nhất trong trại. Vietnam City bị chính phủ Pháp đóng cửa, phá dỡ vào tháng 5/2018. Ảnh: Mimi Vũ.Khu sinh hoạt chung bên trong trại người di cư Việt Nam. Graffiti trên tường vẽ chữ “Freedom” (tự do). Đây là thế giới thu nhỏ của dòng di dân 18.000 người Việt sang châu Âu mỗi năm qua các đường dây vận chuyển người. Ảnh: Mimi Vũ.Tường vẽ chữ “VN City” và cây thông Noel. Cây thông Noel và mô hình cảnh Chúa giáng sinh là quà tặng của người dân địa phương, mà nhiều di dân từ Nghệ An theo đạo Thiên Chúa rất trân trọng. Ảnh: Mimi Vũ.Một thanh niên đến từ Hà Tĩnh. Các chuyên gia, bà Vũ và bà Loan, ghi nhận số người vượt biên sang Anh từ tỉnh Hà Tĩnh tăng nhiều trong năm 2017. Ảnh: Mimi Vũ.Người đàn ông 35 tuổi này quê Nghệ An, nói được tiếng Anh do làm nhà hàng ở TP.HCM và từng học trường nấu ăn một năm. Anh quyết định sang Anh vì không tìm được việc lương cao. Ảnh: Mimi Vũ.Cơ hội rời khỏi Vietnam City và sang Anh của họ là khi đêm đến, những kẻ buôn người sẽ rình và đưa dân di cư lên các xe tải hướng về cảng Calais, Pháp để sang Dover, Anh. Những ai chưa đi được sẽ quay về trại, chờ vận may lần sau. Trong ảnh, camera cảnh sát quay cảnh người di cư Việt lên xe tải từ một trại ở Sauchy-Cauchy. Ảnh: Le Figaro.Cảnh sát đột kích trại người Việt ở Sauchy-Cauchy, đưa nghi phạm ra. Ảnh: Le Figaro.Các trại di cư Việt Nam mang tính tạm bợ. Trong ảnh (chụp cách đây ba tuần) là trại ở Sauchy-Cauchy đã bị phá dỡ cách đây hơn một tháng. Ảnh: Mimi Vũ.Dân di cư Việt Nam thường xuyên viết tên, số điện thoại, quê quán, và ngày đến Vietnam City lên tường. Quê quán bao gồm “Cẩm Phả - QN”, “Hải Phòng”, “Phú Xuân, Đô Thành”… Và các câu chúc như “Chúc AE qua Anh thành công”, “Thượng lộ bình an”. Ảnh: Mimi Vũ.Bánh đa Đô Lương, đặc sản xứ Nghệ, được nhóm của bà Vũ và bà Loan của Pacific Links Foundation đem tới cho các dân di cư. Theo hai chuyên gia, những người di cư rất vui khi ăn bánh sau khi hơ trên lửa. Ảnh: Mimi Vũ.Trái: Hình ảnh người tình đã bỏ lại ở Việt Nam, được một người di cư vẽ lên tường năm 2013. Phải: “Quỳnh ♥ Thức - sẽ nhớ mãi VN” và “Cuộc tình phôi phai” - người di cư vẽ lên tường. Ảnh: Mimi Vũ.Lá cờ Pháp ở Vietnam City và nơi phơi quần áo. Ảnh: Mimi Vũ.Hai người đang chơi bóng bàn trong trại. Ảnh: Mimi Vũ.D. (sinh năm 1992) từng ở Vietnam City, nhưng chết tháng 5/2017 trong trại giam của cảnh sát Pháp. Nghe tin D. qua đời, người Việt trong trại lập bàn thờ, thắp hương và đặt hoa tươi mỗi ngày dù chưa bao giờ gặp cậu. Ảnh: Mimi Vũ.Tại một trại khác ở Béthune, miền bắc Pháp, người di cư Việt Nam cũng thắp hương cho 39 nạn nhân chết trong container vào Anh vừa qua. “Bọn em thương tiếc cho họ vì số phận không may mắn”, họ nói với đài RTBF (Bỉ), tới đưa tin ngày 27/10. Ảnh: Đài RTBF.Sau khi Vietnam City đóng cửa, người di cư Việt Nam tập trung ở các trại tạm khác ở Pháp. Trại di dân Việt Nam ở Béthune cách Calais, cửa khẩu để sang Anh, 75 km, và đã tồn tại được một năm, theo RTBF. Người di cư ở các trại tại Pháp và cộng đồng Việt nhập cư bất hợp pháp ở Anh sốc với vụ phát hiện 39 thi thể trong container. “Giờ thì cũng không hối hận được nữa, giờ mình đã sang đây thì đâm lao phải theo lao thôi”, những người ở Béthune nói với đài RTBF. Ảnh: RTBF. *) Title do Kiến Thức biên tập lại Mời độc giả xem video về vụ 39 thi thể trong container của xe tải ở Anh (Nguồn: Vietnam Plus)
Bên ngoài tòa nhà chính của trại Vietnam City, một trong những điểm trung chuyển lớn người Việt tới Anh. Năm 2017, người của chương trình Pacific Links Foundation đã vài lần tđến thăm trại này ở Angres, Pháp, cách cảng Calais khoảng 100 km về phía đông nam. Nhóm tình nguyện viên cung cấp cho Zing.vn một số hình ảnh về cuộc sống ở đây. Ảnh: Mimi Vũ.
Thông báo ở ngoài cửa cho người mới đến, giải thích rằng các tình nguyện viên Pháp đang hỗ trợ cho trại không phải từ chính phủ, đồng thời yêu cầu tất cả dọn dẹp, giữ vệ sinh. Ảnh: Mimi Vũ.
Bên trong gian phòng với mái đã bị sập và những mảnh gỗ được dùng để đốt lửa, nguồn sưởi ấm duy nhất trong trại. Vietnam City bị chính phủ Pháp đóng cửa, phá dỡ vào tháng 5/2018. Ảnh: Mimi Vũ.
Khu sinh hoạt chung bên trong trại người di cư Việt Nam. Graffiti trên tường vẽ chữ “Freedom” (tự do). Đây là thế giới thu nhỏ của dòng di dân 18.000 người Việt sang châu Âu mỗi năm qua các đường dây vận chuyển người. Ảnh: Mimi Vũ.
Tường vẽ chữ “VN City” và cây thông Noel. Cây thông Noel và mô hình cảnh Chúa giáng sinh là quà tặng của người dân địa phương, mà nhiều di dân từ Nghệ An theo đạo Thiên Chúa rất trân trọng. Ảnh: Mimi Vũ.
Một thanh niên đến từ Hà Tĩnh. Các chuyên gia, bà Vũ và bà Loan, ghi nhận số người vượt biên sang Anh từ tỉnh Hà Tĩnh tăng nhiều trong năm 2017. Ảnh: Mimi Vũ.
Người đàn ông 35 tuổi này quê Nghệ An, nói được tiếng Anh do làm nhà hàng ở TP.HCM và từng học trường nấu ăn một năm. Anh quyết định sang Anh vì không tìm được việc lương cao. Ảnh: Mimi Vũ.
Cơ hội rời khỏi Vietnam City và sang Anh của họ là khi đêm đến, những kẻ buôn người sẽ rình và đưa dân di cư lên các xe tải hướng về cảng Calais, Pháp để sang Dover, Anh. Những ai chưa đi được sẽ quay về trại, chờ vận may lần sau. Trong ảnh, camera cảnh sát quay cảnh người di cư Việt lên xe tải từ một trại ở Sauchy-Cauchy. Ảnh: Le Figaro.
Cảnh sát đột kích trại người Việt ở Sauchy-Cauchy, đưa nghi phạm ra. Ảnh: Le Figaro.
Các trại di cư Việt Nam mang tính tạm bợ. Trong ảnh (chụp cách đây ba tuần) là trại ở Sauchy-Cauchy đã bị phá dỡ cách đây hơn một tháng. Ảnh: Mimi Vũ.
Dân di cư Việt Nam thường xuyên viết tên, số điện thoại, quê quán, và ngày đến Vietnam City lên tường. Quê quán bao gồm “Cẩm Phả - QN”, “Hải Phòng”, “Phú Xuân, Đô Thành”… Và các câu chúc như “Chúc AE qua Anh thành công”, “Thượng lộ bình an”. Ảnh: Mimi Vũ.
Bánh đa Đô Lương, đặc sản xứ Nghệ, được nhóm của bà Vũ và bà Loan của Pacific Links Foundation đem tới cho các dân di cư. Theo hai chuyên gia, những người di cư rất vui khi ăn bánh sau khi hơ trên lửa. Ảnh: Mimi Vũ.
Trái: Hình ảnh người tình đã bỏ lại ở Việt Nam, được một người di cư vẽ lên tường năm 2013. Phải: “Quỳnh ♥ Thức - sẽ nhớ mãi VN” và “Cuộc tình phôi phai” - người di cư vẽ lên tường. Ảnh: Mimi Vũ.
Lá cờ Pháp ở Vietnam City và nơi phơi quần áo. Ảnh: Mimi Vũ.
Hai người đang chơi bóng bàn trong trại. Ảnh: Mimi Vũ.
D. (sinh năm 1992) từng ở Vietnam City, nhưng chết tháng 5/2017 trong trại giam của cảnh sát Pháp. Nghe tin D. qua đời, người Việt trong trại lập bàn thờ, thắp hương và đặt hoa tươi mỗi ngày dù chưa bao giờ gặp cậu. Ảnh: Mimi Vũ.
Tại một trại khác ở Béthune, miền bắc Pháp, người di cư Việt Nam cũng thắp hương cho 39 nạn nhân chết trong container vào Anh vừa qua. “Bọn em thương tiếc cho họ vì số phận không may mắn”, họ nói với đài RTBF (Bỉ), tới đưa tin ngày 27/10. Ảnh: Đài RTBF.
Sau khi Vietnam City đóng cửa, người di cư Việt Nam tập trung ở các trại tạm khác ở Pháp. Trại di dân Việt Nam ở Béthune cách Calais, cửa khẩu để sang Anh, 75 km, và đã tồn tại được một năm, theo RTBF. Người di cư ở các trại tại Pháp và cộng đồng Việt nhập cư bất hợp pháp ở Anh sốc với vụ phát hiện 39 thi thể trong container. “Giờ thì cũng không hối hận được nữa, giờ mình đã sang đây thì đâm lao phải theo lao thôi”, những người ở Béthune nói với đài RTBF. Ảnh: RTBF. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem video về vụ 39 thi thể trong container của xe tải ở Anh (Nguồn: Vietnam Plus)