Phóng viên kinh tế Mike Bird tới thành phố cảng Piraeus để ghi lại một hiện thực ảm đạm ở Hy Lạp trước thềm cuộc trưng cầu dân ý “đi hay ở Eurozone”. Ngay khi vừa tới, phóng viên Bird liền bắt gặp những bức tranh graffiti về Cosco, công ty Trung Quốc đang cố gắng thu mua số lượng cổ phần lớn trong công ty quản lý cảng thành phố này.Nếu việc tư nhân hóa tiếp tục diễn ra thì cảng biển nổi tiếng có thể không còn nằm trong tay người Hy Lạp nữa.Thành phố Piraeus nằm không xa Thủ đô Athens và là trung tâm của ngành vận chuyển đường biển, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Hy Lạp. Đường phố ở khu cảng sầm uất bậc nhất của Hy Lạp nay trông khá vắng lặng.Piraeus không chỉ là cảng biển nhộn nhịp nhất Hy Lạp mà còn là một trong những cảng lớn nhất Địa Trung Hải ở cả lĩnh vực thương mại và du lịch.Tuy nhiên, bức tranh quá khứ đó giờ là một điều tương phản trong bối cảnh Hy Lạp mất khả năng thanh toán và người dân nước này sắp bỏ phiếu để quyết định tương lai đất nước trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày 5/7. Trong ảnh, người dân xếp hàng rút tiền từ ATM. Hình ảnh này được ví như biểu tượng của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.Thâm hụt thương mại sâu của Hy Lạp trong những năm gần đây đã cải thiện chủ yếu là do giảm mạnh nhập khẩu, chứ không phải do tăng trưởng mạnh từ xuất khẩu.Hoạt động xuất khẩu xe hơi ở Hy Lạp đã chững lại kể từ năm 2012.Thực tế, Hy Lạp đã bị thâm hụt thương mại liên tục trong nhiều thập kỷ. Thương mại của nước này so với các nước EU còn lại là không cân bằng.Cựu Cục trưởng Thuế Hy Lạp, ông Harry Theoharis nghĩ rằng, Hy Lạp có thể giảm 0,5%-1 GDP tiền thuế trong ngành công nghiệp vận chuyển đường biển.Nhiều tấm pano treo ngoài đường để kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp đi hay ở lại Khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: Một pano ghi chữ “Không” của phe không ủng hộ các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của các chủ nợ nước ngoài.Tấm biển có chữ “Có” của phe ủng hộ Athens ở lại Eurozone.Attica là nơi ghi nhận nạn thất nghiệp cao nhất ở Hy Lạp.Nhìn chung, khu vực công nghiệp Hy Lạp giảm khoảng 30% kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Phóng viên kinh tế Mike Bird tới thành phố cảng Piraeus để ghi lại một hiện thực ảm đạm ở Hy Lạp trước thềm cuộc trưng cầu dân ý “đi hay ở Eurozone”. Ngay khi vừa tới, phóng viên Bird liền bắt gặp những bức tranh graffiti về Cosco, công ty Trung Quốc đang cố gắng thu mua số lượng cổ phần lớn trong công ty quản lý cảng thành phố này.
Nếu việc tư nhân hóa tiếp tục diễn ra thì cảng biển nổi tiếng có thể không còn nằm trong tay người Hy Lạp nữa.
Thành phố Piraeus nằm không xa Thủ đô Athens và là trung tâm của ngành vận chuyển đường biển, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Hy Lạp. Đường phố ở khu cảng sầm uất bậc nhất của Hy Lạp nay trông khá vắng lặng.
Piraeus không chỉ là cảng biển nhộn nhịp nhất Hy Lạp mà còn là một trong những cảng lớn nhất Địa Trung Hải ở cả lĩnh vực thương mại và du lịch.
Tuy nhiên, bức tranh quá khứ đó giờ là một điều tương phản trong bối cảnh Hy Lạp mất khả năng thanh toán và người dân nước này sắp bỏ phiếu để quyết định tương lai đất nước trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày 5/7. Trong ảnh, người dân xếp hàng rút tiền từ ATM. Hình ảnh này được ví như biểu tượng của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp.
Thâm hụt thương mại sâu của Hy Lạp trong những năm gần đây đã cải thiện chủ yếu là do giảm mạnh nhập khẩu, chứ không phải do tăng trưởng mạnh từ xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu xe hơi ở Hy Lạp đã chững lại kể từ năm 2012.
Thực tế, Hy Lạp đã bị thâm hụt thương mại liên tục trong nhiều thập kỷ. Thương mại của nước này so với các nước EU còn lại là không cân bằng.
Cựu Cục trưởng Thuế Hy Lạp, ông Harry Theoharis nghĩ rằng, Hy Lạp có thể giảm 0,5%-1 GDP tiền thuế trong ngành công nghiệp vận chuyển đường biển.
Nhiều tấm pano treo ngoài đường để kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp đi hay ở lại Khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: Một pano ghi chữ “Không” của phe không ủng hộ các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của các chủ nợ nước ngoài.
Tấm biển có chữ “Có” của phe ủng hộ Athens ở lại Eurozone.
Attica là nơi ghi nhận nạn thất nghiệp cao nhất ở Hy Lạp.
Nhìn chung, khu vực công nghiệp Hy Lạp giảm khoảng 30% kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.