AP dẫn số liệu thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho biết, số ca mắc COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã tăng lên con số 37.000, theo ghi nhận hôm 20/7, cao gần gấp 3 lần con số ghi nhận hôm 6/7 là 13.700 ca. Ảnh: Reuters.Đáng chú ý, tại bang Louisiana, các quan chức y tế thông báo có 5.388 ca COVID-19 mới hôm 21/7, mức ghi nhận trong vòng 24 giờ cao thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm ngoái. Ảnh: Reuters.Theo giới chức y tế nước này, số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh trở lại trong tháng này là do sự xuất hiện của biến chủng Delta có khả năng lây lan nhanh và việc triển khai tiêm chủng vắc xin của Mỹ đang bị chậm lại. Hiện, chỉ khoảng 56,2% người Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vắc xin. Ảnh: Reuters.Được biết, tỷ lệ người nhập viện vì COVID-19 trong nhóm 18-49 tuổi tăng 20% trong tháng 1 lên hơn 40% hồi giữa tháng 7/2021. Ảnh: Reuters.Chỉ trong một tuần (tính đến hết ngày 15/7), có hơn 23.500 ca mắc COVID-19 là trẻ em. Tính tổng thể, trẻ em chiếm 14,2% tổng số ca mắc COVID-19 trong cả nước Mỹ. Ảnh: Reuters.Trong khi đó, theo một báo cáo của hãng tin CNN, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 6/2021. Ảnh: Thomas Lo được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại New York hồi tháng 5/2021. Ảnh: Reuters.Các chuyên gia cho rằng, trẻ em sẽ phải "gánh chịu" dịch bệnh nếu những người Mỹ trưởng thành không tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters.“Dường như virus này không nhằm vào trẻ em, nhưng khi quá nhiều người không tiêm vắc xin sẽ nhiễm biến thể Delta có nguy cơ lây lan nhanh, khiến trẻ em bị cuốn theo", Giáo sư Peter Hotez, Trưởng khoa Y học Nhiệt đới tại Đại học Y Baylor, nói với CNN. Ảnh: Kaden Sweeten, 10 tuổi, được tiêm vắc xin tại Utah hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.Đến nay, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch COVID-19 trên thế giới, với hơn 35,1 triệu ca mắc, trong đó 625.852 trường hợp đã tử vong. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)
AP dẫn số liệu thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho biết, số ca mắc COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ đã tăng lên con số 37.000, theo ghi nhận hôm 20/7, cao gần gấp 3 lần con số ghi nhận hôm 6/7 là 13.700 ca. Ảnh: Reuters.
Đáng chú ý, tại bang Louisiana, các quan chức y tế thông báo có 5.388 ca COVID-19 mới hôm 21/7, mức ghi nhận trong vòng 24 giờ cao thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Theo giới chức y tế nước này, số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh trở lại trong tháng này là do sự xuất hiện của biến chủng Delta có khả năng lây lan nhanh và việc triển khai tiêm chủng vắc xin của Mỹ đang bị chậm lại. Hiện, chỉ khoảng 56,2% người Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vắc xin. Ảnh: Reuters.
Được biết, tỷ lệ người nhập viện vì COVID-19 trong nhóm 18-49 tuổi tăng 20% trong tháng 1 lên hơn 40% hồi giữa tháng 7/2021. Ảnh: Reuters.
Chỉ trong một tuần (tính đến hết ngày 15/7), có hơn 23.500 ca mắc COVID-19 là trẻ em. Tính tổng thể, trẻ em chiếm 14,2% tổng số ca mắc COVID-19 trong cả nước Mỹ. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, theo một báo cáo của hãng tin CNN, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ tăng gần gấp đôi kể từ cuối tháng 6/2021. Ảnh: Thomas Lo được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại New York hồi tháng 5/2021. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia cho rằng, trẻ em sẽ phải "gánh chịu" dịch bệnh nếu những người Mỹ trưởng thành không tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters.
“Dường như virus này không nhằm vào trẻ em, nhưng khi quá nhiều người không tiêm vắc xin sẽ nhiễm biến thể Delta có nguy cơ lây lan nhanh, khiến trẻ em bị cuốn theo", Giáo sư Peter Hotez, Trưởng khoa Y học Nhiệt đới tại Đại học Y Baylor, nói với CNN. Ảnh: Kaden Sweeten, 10 tuổi, được tiêm vắc xin tại Utah hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.
Đến nay, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch COVID-19 trên thế giới, với hơn 35,1 triệu ca mắc, trong đó 625.852 trường hợp đã tử vong. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)