Theo Insider, biến đổi khí hậu có thể khiến hàng triệu người rời bỏ nhà cửa để "di cư" đến các thành phố và thậm chí vượt biên sang các nước khác. (Nguồn ảnh: Insider)Chuyên gia kinh tế Jason Hickel cho biết "hạn hán và lũ lụt do biến đổi khí hậu" đã khiến một số khu vực nông thôn trên thế giới trở thành vùng đất "gần như không thể ở được".Theo Hickel, điều kiện sống không bền vững này buộc "mọi người phải từ bỏ đất đai quê nhà của họ và tìm kiếm việc làm trên thành phố".Tại Ethiopia, khoảng 30% dân số có thể sẽ sống ở các khu vực thành thị vào năm 2028, dựa trên tốc độ đô thị hóa, theo Ngân hàng Thế giới.Tình trạng đô thị hóa nhanh có thể khiến các khu ổ chuột trở nên đông đúc hơn.Hickel nói rằng số lượng khu ổ chuột gia tăng "là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, bất ổn chính trị và xã hội". Ảnh: Một bé gái thu gom rác bỏ lại trên đường dẫn tới khu ổ chuột Northern ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, năm 2007.Ngoài ra, đô thị hóa nhanh còn đặt ra thách thức cho cộng đồng trong việc đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu công việc. Ảnh: Bên trong một khu công nghiệp sản xuất giày ở Addis Ababa.Theo Ngân hàng Thế giới, tại Ethiopia, lực lượng lao động tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua.Ngân hàng Thế giới cho rằng, Ethiopia cần tạo thêm 1 triệu việc làm ở khu vực thành thị mỗi năm, từ năm 2019 đến 2035, để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện tại.Hickel nói với Insider rằng những gì đang xảy ra ở Ethiopia là "một phần của nhiều điều sắp xảy ra." Ông cho rằng nếu không có những nỗ lực triệt để nhằm giảm lượng khí phát thải toàn cầu, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn.Hai em nhỏ ở Addis Ababa trong bức ảnh chụp năm 2019.Tình trạng trở nên tồi tệ hơn tại thủ đô Addis Ababa khi dịch COVID-19 bùng phát thời gian này. Theo Insider, hầu hết các khách sạn tại Addis Ababa đã phải đóng cửa vì dịch.Nhà môi trường Norman Myers của Oxford ước tính rằng đến năm 2050, ước tính khoảng 200 triệu người trên thế giới có thể phải "di cư" vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Người phụ nữ bán ngô tại một khu chợ ở thủ đô Ethiopia.Theo Insider, tính bền vững và an toàn của các cộng đồng dân cư như Addis Ababa phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia khác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và di cư.Hickel nói rằng "những khu vực trên thế giới đang chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu lại là những khu vực ít gây ra tình trạng này nhất".
Mời độc giả xem thêm video: Hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu (Nguồn video: VTC14)
Theo Insider, biến đổi khí hậu có thể khiến hàng triệu người rời bỏ nhà cửa để "di cư" đến các thành phố và thậm chí vượt biên sang các nước khác. (Nguồn ảnh: Insider)
Chuyên gia kinh tế Jason Hickel cho biết "hạn hán và lũ lụt do biến đổi khí hậu" đã khiến một số khu vực nông thôn trên thế giới trở thành vùng đất "gần như không thể ở được".
Theo Hickel, điều kiện sống không bền vững này buộc "mọi người phải từ bỏ đất đai quê nhà của họ và tìm kiếm việc làm trên thành phố".
Tại Ethiopia, khoảng 30% dân số có thể sẽ sống ở các khu vực thành thị vào năm 2028, dựa trên tốc độ đô thị hóa, theo Ngân hàng Thế giới.
Tình trạng đô thị hóa nhanh có thể khiến các khu ổ chuột trở nên đông đúc hơn.
Hickel nói rằng số lượng khu ổ chuột gia tăng "là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, bất ổn chính trị và xã hội". Ảnh: Một bé gái thu gom rác bỏ lại trên đường dẫn tới khu ổ chuột Northern ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, năm 2007.
Ngoài ra, đô thị hóa nhanh còn đặt ra thách thức cho cộng đồng trong việc đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu công việc. Ảnh: Bên trong một khu công nghiệp sản xuất giày ở Addis Ababa.
Theo Ngân hàng Thế giới, tại Ethiopia, lực lượng lao động tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua.
Ngân hàng Thế giới cho rằng, Ethiopia cần tạo thêm 1 triệu việc làm ở khu vực thành thị mỗi năm, từ năm 2019 đến 2035, để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện tại.
Hickel nói với Insider rằng những gì đang xảy ra ở Ethiopia là "một phần của nhiều điều sắp xảy ra." Ông cho rằng nếu không có những nỗ lực triệt để nhằm giảm lượng khí phát thải toàn cầu, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Hai em nhỏ ở Addis Ababa trong bức ảnh chụp năm 2019.
Tình trạng trở nên tồi tệ hơn tại thủ đô Addis Ababa khi dịch COVID-19 bùng phát thời gian này. Theo Insider, hầu hết các khách sạn tại Addis Ababa đã phải đóng cửa vì dịch.
Nhà môi trường Norman Myers của Oxford ước tính rằng đến năm 2050, ước tính khoảng 200 triệu người trên thế giới có thể phải "di cư" vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Người phụ nữ bán ngô tại một khu chợ ở thủ đô Ethiopia.
Theo Insider, tính bền vững và an toàn của các cộng đồng dân cư như Addis Ababa phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia khác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và di cư.
Hickel nói rằng "những khu vực trên thế giới đang chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu lại là những khu vực ít gây ra tình trạng này nhất".
Mời độc giả xem thêm video: Hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu (Nguồn video: VTC14)