Nhiều quốc gia tại Châu Âu đang tăng mạnh số ca mắc COVID-19. Hôm 8/10, lần đầu tiên châu lục này ghi nhận số ca mắc mới là 100.000 ca trong một ngày. (Nguồn ảnh: Reuters)Trước tình hình hiện nay, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Michael Ryan, đã kêu gọi các chính phủ Châu Âu chống dịch COVID-19 quyết liệt hơn và phá vỡ chuỗi lây nhiễm.“Thật đáng buồn khi nhiều nước ở Châu Âu đang gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19. Chính phủ các nước Châu Âu cần có hành động quyết liệt để chặt đứt chuỗi lây nhiễm", ông Michael Ryan nói, đồng thời tái khẳng định rằng việc thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, thông gió hợp lý là chìa khóa để kiểm soát dịch.Được biết, Italy đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường trên toàn quốc từ ngày 7/10 khi các ca lây nhiễm mới tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ hồi tháng 4/2020.Chính phủ Đức đưa ra các biện pháp khẩn cấp để đối phó dịch. Trong đó, thủ đô Berlin và thành phố Frankfurt đã áp dụng lệnh giới nghiêm.Bỉ đóng cửa quán bar và cafe trong một tháng từ ngày 8/10.Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 9/10. Nước này đã ra lệnh phong tỏa một phần các địa điểm lây nhiễm cao và thủ đô Madrid.Nhiều vùng ở miền bắc nước Anh, xứ Wales và Scotland cũng áp dụng những hạn chế cứng rắn hơn về giãn cách xã hội.Châu Âu hiện ghi nhận hơn 16% tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu và gần 22% ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới.Bên trong trung tâm thương mại Arenas de Barcelona vắng vẻ ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 7/10.Hai người phụ nữ đeo khẩu trang khi trò chuyện trong nhà hàng ở Trastevere, Rome, Italy, ngày 6/10.Người đàn ông được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 ở Stoke-on-Trent, Anh, ngày 6/10.Một cảnh sát mặc thường phục hướng dẫn người bán hàng chỉnh khẩu trang theo quy định ở Bucharest, Romania, ngày 7/10.Theo Reuters, trong số 100.000 ca mắc mới ở Châu Âu hôm 8/10, Đông Âu là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn 33.600 ca. Mời độc giả xem thêm video về dịch COVID-19 tại Mỹ (Nguồn video: VTV)
Nhiều quốc gia tại Châu Âu đang tăng mạnh số ca mắc COVID-19. Hôm 8/10, lần đầu tiên châu lục này ghi nhận số ca mắc mới là 100.000 ca trong một ngày. (Nguồn ảnh: Reuters)
Trước tình hình hiện nay, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Michael Ryan, đã kêu gọi các chính phủ Châu Âu chống dịch COVID-19 quyết liệt hơn và phá vỡ chuỗi lây nhiễm.
“Thật đáng buồn khi nhiều nước ở Châu Âu đang gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19. Chính phủ các nước Châu Âu cần có hành động quyết liệt để chặt đứt chuỗi lây nhiễm", ông Michael Ryan nói, đồng thời tái khẳng định rằng việc thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, thông gió hợp lý là chìa khóa để kiểm soát dịch.
Được biết, Italy đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường trên toàn quốc từ ngày 7/10 khi các ca lây nhiễm mới tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ hồi tháng 4/2020.
Chính phủ Đức đưa ra các biện pháp khẩn cấp để đối phó dịch. Trong đó, thủ đô Berlin và thành phố Frankfurt đã áp dụng lệnh giới nghiêm.
Bỉ đóng cửa quán bar và cafe trong một tháng từ ngày 8/10.
Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 9/10. Nước này đã ra lệnh phong tỏa một phần các địa điểm lây nhiễm cao và thủ đô Madrid.
Nhiều vùng ở miền bắc nước Anh, xứ Wales và Scotland cũng áp dụng những hạn chế cứng rắn hơn về giãn cách xã hội.
Châu Âu hiện ghi nhận hơn 16% tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu và gần 22% ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới.
Bên trong trung tâm thương mại Arenas de Barcelona vắng vẻ ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 7/10.
Hai người phụ nữ đeo khẩu trang khi trò chuyện trong nhà hàng ở Trastevere, Rome, Italy, ngày 6/10.
Người đàn ông được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 ở Stoke-on-Trent, Anh, ngày 6/10.
Một cảnh sát mặc thường phục hướng dẫn người bán hàng chỉnh khẩu trang theo quy định ở Bucharest, Romania, ngày 7/10.
Theo Reuters, trong số 100.000 ca mắc mới ở Châu Âu hôm 8/10, Đông Âu là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn 33.600 ca.
Mời độc giả xem thêm video về dịch COVID-19 tại Mỹ (Nguồn video: VTV)