Làn sóng COVID-19 đang tấn công nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong đó, Ấn Độ hiện là "tâm dịch" với số ca mắc và tử vong vì SARS-CoV-2 tăng nhanh. Ảnh: Reuters.Dữ liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 7/5 cho thấy, có thêm 3.915 ca COVID-19 tử vong trong vòng 24 giờ, so với con số kỷ lục 3.980 của ngày 6/5. Dữ liệu mới còn cho thấy có thêm 414.188 ca mắc COVID-19 mới trong vòng 24 giờ. Ảnh: Reuters.Tính đến ngày 7/5, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ là 21,5 triệu người, trong đó có hơn 234.000 người tử vong. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng con số thực tế về COVID-19 ở Ấn Độ có thể cao gấp 5-10 lần so với con số được công bố. Ảnh: Reuters.Số ca mắc COVID-19 tăng vọt khiến nhiều bệnh viện ở Ấn Độ không còn giường trống và cạn kiệt nguồn oxy, nhiều nhà xác và lò thiêu quá tải. Ảnh: Reuters.Tình trạng thiếu oxy, giường bệnh và nhân viên chăm sóc y tế,... không chỉ đang diễn ra tại đất nước Ấn Độ, mà cả Nepal. Ảnh: Reuters.Được biết, Nepal hiện ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao gấp 57 lần so với cùng thời điểm này của tháng trước. Tính đến ngày 6/5, Nepal ghi nhận tổng cộng 360.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 3.475 ca tử vong. Liên tiếp những ngày gần đây, Nepal đều ghi nhận số người tử vong do COVID-19 ở mức 2 con số. Ảnh: Reuters.Giới chức thủ đô Kathmandu, Nepal, đã buộc phải thực hiện những ca hỏa táng thi thể nạn nhân COVID-19 ở ngoài trời do các trung tâm hỏa táng và lò thiêu bị quá tải. Sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 tại Nepal làm dấy lên lo ngại rằng Nepal đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng tồi tệ không kém Ấn Độ. Ảnh: AP.Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản một lần nữa phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 4 vừa qua. Ảnh: THX.Trong những tuần qua, tình hình dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngày 4/5, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo số bệnh nhân COVID-19 thể nặng ở nước này tăng thêm 34 người, lên hơn 1.000 người, mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày thứ hai liên tiếp. Ảnh: Reuters.Tình hình dịch bệnh trở nên khó kiểm soát tại Hàn Quốc. Đến nay, Hàn Quốc đã trải qua nhiều ngày liên tiếp có số ca mắc mới COVID-19 theo ngày trên mức 600 trường hợp trong bối cảnh một số ổ dịch bùng phát gây khó khăn cho công tác khống chế. Ảnh: AP.Với tổng cộng hơn 1 triệu ca mắc, trong đó hơn 17.000 người đã tử vong, Philippines là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại Đông Nam Á. Trong ảnh là Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque. Ảnh: Inquirer.Theo chỉ thị mới nhất của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (ảnh), những người không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách có thể bị giam giữ đến 12 giờ, dù không bị kết tội. Ảnh: Reuters.Chính phủ Philippines cũng đang cố gắng đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vắc xin khiến công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Reuters.Làn sóng COVID-19 cũng đang đe dọa đẩy hệ thống y tế Thái Lan vào tình trạng quá tải. Nước này đã ghi nhận gần 3.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 24/4, được xem là số ca mới theo ngày cao nhất tại Thái Lan. Ảnh: BP.Thái Lan đã đưa ra quy định cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả người nhập cảnh.Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính phủ Campuchia đã quyết định thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội tại thủ đô Phnom Penh hai tuần, từ đêm ngày 14 đến 28/4. Ảnh: Cảnh sát phong tỏa một tuyến phố tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/4, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN.Đến tối 3/5, chính phủ Campuchia đã công bố quyết định dỡ lệnh phong tỏa đối với Phnom Penh và thành phố tiếp giáp thủ đô là Ta Khmao (thuộc tỉnh Kandal), có hiệu lực từ ngày 6/5. Tuy nhiên, chính quyền thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal khẳng định sẽ vẫn áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với một số khu vực thuộc hai địa bàn trên. Ảnh: Công nhân tại một xưởng may ở Phnom Penh trở lại làm việc. Ảnh: Khmer Times.Cùng với các biện pháp chống dịch, Campuchia đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng. Ảnh: VOV. Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)
Làn sóng COVID-19 đang tấn công nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong đó, Ấn Độ hiện là "tâm dịch" với số ca mắc và tử vong vì SARS-CoV-2 tăng nhanh. Ảnh: Reuters.
Dữ liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 7/5 cho thấy, có thêm 3.915 ca COVID-19 tử vong trong vòng 24 giờ, so với con số kỷ lục 3.980 của ngày 6/5. Dữ liệu mới còn cho thấy có thêm 414.188 ca mắc COVID-19 mới trong vòng 24 giờ. Ảnh: Reuters.
Tính đến ngày 7/5, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ là 21,5 triệu người, trong đó có hơn 234.000 người tử vong. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng con số thực tế về COVID-19 ở Ấn Độ có thể cao gấp 5-10 lần so với con số được công bố. Ảnh: Reuters.
Số ca mắc COVID-19 tăng vọt khiến nhiều bệnh viện ở Ấn Độ không còn giường trống và cạn kiệt nguồn oxy, nhiều nhà xác và lò thiêu quá tải. Ảnh: Reuters.
Tình trạng thiếu oxy, giường bệnh và nhân viên chăm sóc y tế,... không chỉ đang diễn ra tại đất nước Ấn Độ, mà cả Nepal. Ảnh: Reuters.
Được biết, Nepal hiện ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao gấp 57 lần so với cùng thời điểm này của tháng trước. Tính đến ngày 6/5, Nepal ghi nhận tổng cộng 360.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 3.475 ca tử vong. Liên tiếp những ngày gần đây, Nepal đều ghi nhận số người tử vong do COVID-19 ở mức 2 con số. Ảnh: Reuters.
Giới chức thủ đô Kathmandu, Nepal, đã buộc phải thực hiện những ca hỏa táng thi thể nạn nhân COVID-19 ở ngoài trời do các trung tâm hỏa táng và lò thiêu bị quá tải. Sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 tại Nepal làm dấy lên lo ngại rằng Nepal đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng tồi tệ không kém Ấn Độ. Ảnh: AP.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản một lần nữa phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 4 vừa qua. Ảnh: THX.
Trong những tuần qua, tình hình dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngày 4/5, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo số bệnh nhân COVID-19 thể nặng ở nước này tăng thêm 34 người, lên hơn 1.000 người, mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày thứ hai liên tiếp. Ảnh: Reuters.
Tình hình dịch bệnh trở nên khó kiểm soát tại Hàn Quốc. Đến nay, Hàn Quốc đã trải qua nhiều ngày liên tiếp có số ca mắc mới COVID-19 theo ngày trên mức 600 trường hợp trong bối cảnh một số ổ dịch bùng phát gây khó khăn cho công tác khống chế. Ảnh: AP.
Với tổng cộng hơn 1 triệu ca mắc, trong đó hơn 17.000 người đã tử vong, Philippines là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 tại Đông Nam Á. Trong ảnh là Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque. Ảnh: Inquirer.
Theo chỉ thị mới nhất của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (ảnh), những người không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách có thể bị giam giữ đến 12 giờ, dù không bị kết tội. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Philippines cũng đang cố gắng đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vắc xin khiến công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Reuters.
Làn sóng COVID-19 cũng đang đe dọa đẩy hệ thống y tế Thái Lan vào tình trạng quá tải. Nước này đã ghi nhận gần 3.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 24/4, được xem là số ca mới theo ngày cao nhất tại Thái Lan. Ảnh: BP.
Thái Lan đã đưa ra quy định cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả người nhập cảnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính phủ Campuchia đã quyết định thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội tại thủ đô Phnom Penh hai tuần, từ đêm ngày 14 đến 28/4. Ảnh: Cảnh sát phong tỏa một tuyến phố tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/4, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN.
Đến tối 3/5, chính phủ Campuchia đã công bố quyết định dỡ lệnh phong tỏa đối với Phnom Penh và thành phố tiếp giáp thủ đô là Ta Khmao (thuộc tỉnh Kandal), có hiệu lực từ ngày 6/5. Tuy nhiên, chính quyền thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal khẳng định sẽ vẫn áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với một số khu vực thuộc hai địa bàn trên. Ảnh: Công nhân tại một xưởng may ở Phnom Penh trở lại làm việc. Ảnh: Khmer Times.
Cùng với các biện pháp chống dịch, Campuchia đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng. Ảnh: VOV.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)