Theo Reuters ngày 9/6/2020, hàng trăm người đã tập trung tại trung tâm Hong Kong để đánh dấu một năm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ từng làm "chao đảo" đặc khu này. (Nguồn ảnh: Reuters)Những người biểu tình kéo đến ít nhất 4 trung tâm thương mại trên khắp Hong Kong. Họ hô vang các khẩu hiệu và giơ biểu ngữ đánh dấu một năm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.Lực lượng cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã được triển khai để đảm bảo an ninh trong cuộc biểu tình hôm 9/6.Nhiều người biểu tình tháo chạy khi cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay để giải tán đám đông ngày 9/6.Người đàn ông đeo khẩu trang giơ tay lên cao trong cuộc biểu tình tại khu Central ở Hong Kong ngày hôm qua.Cảnh sát chống bạo động xuất hiện trên đường phố Hong Kong sau một năm diễn ra cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ.Một năm trước, vào ngày 9/6/2019, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong.Dự luật cho phép chính quyền Hong Kong dẫn độ nghi phạm tới các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có Trung Quốc đại lục, làm dấy lên lo ngại rằng người Hong Kong sẽ phải chịu một hệ thống pháp lý hoàn toàn khác. Ngày 15/6/2019, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần.Đến ngày 23/10/2019, Hội đồng lập pháp Hong Kong chính thức hủy bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi.Với quyết định "khai tử" chính thức dự luật dẫn độ này, giới lãnh đạo đặc khu Hong Kong đã đáp ứng 1 trong 5 yêu sách mà người biểu tình đề ra. Dù vậy, động thái này chưa đủ sức thuyết phục để chấm dứt tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng tại đặc khu.Biểu tình ở Hong Kong "giảm nhiệt" vào đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, khi Trung Quốc có kế hoạch áp luật an ninh với Hong Kong, biểu tình tái diễn với quy mô nhỏ hơn. Theo truyền thông Hong Kong, dự luật an ninh mới này sẽ cấm sự can thiệp nước ngoài, các hoạt động khủng bố và các hoạt động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền Trung ương,...Dự luật này đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào ngày 28/5 và sẽ sớm được áp dụng tại đặc khu. Nhiều người biểu tình ở Hong Kong cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong vào năm 2019 (Nguồn video: Global News)
Theo Reuters ngày 9/6/2020, hàng trăm người đã tập trung tại trung tâm Hong Kong để đánh dấu một năm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ từng làm "chao đảo" đặc khu này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Những người biểu tình kéo đến ít nhất 4 trung tâm thương mại trên khắp Hong Kong. Họ hô vang các khẩu hiệu và giơ biểu ngữ đánh dấu một năm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
Lực lượng cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã được triển khai để đảm bảo an ninh trong cuộc biểu tình hôm 9/6.
Nhiều người biểu tình tháo chạy khi cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay để giải tán đám đông ngày 9/6.
Người đàn ông đeo khẩu trang giơ tay lên cao trong cuộc biểu tình tại khu Central ở Hong Kong ngày hôm qua.
Cảnh sát chống bạo động xuất hiện trên đường phố Hong Kong sau một năm diễn ra cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ.
Một năm trước, vào ngày 9/6/2019, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong.
Dự luật cho phép chính quyền Hong Kong dẫn độ nghi phạm tới các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có Trung Quốc đại lục, làm dấy lên lo ngại rằng người Hong Kong sẽ phải chịu một hệ thống pháp lý hoàn toàn khác. Ngày 15/6/2019, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần.
Đến ngày 23/10/2019, Hội đồng lập pháp Hong Kong chính thức hủy bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Với quyết định "khai tử" chính thức dự luật dẫn độ này, giới lãnh đạo đặc khu Hong Kong đã đáp ứng 1 trong 5 yêu sách mà người biểu tình đề ra. Dù vậy, động thái này chưa đủ sức thuyết phục để chấm dứt tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng tại đặc khu.
Biểu tình ở Hong Kong "giảm nhiệt" vào đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, khi Trung Quốc có kế hoạch áp luật an ninh với Hong Kong, biểu tình tái diễn với quy mô nhỏ hơn. Theo truyền thông Hong Kong, dự luật an ninh mới này sẽ cấm sự can thiệp nước ngoài, các hoạt động khủng bố và các hoạt động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền Trung ương,...
Dự luật này đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào ngày 28/5 và sẽ sớm được áp dụng tại đặc khu. Nhiều người biểu tình ở Hong Kong cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong vào năm 2019 (Nguồn video: Global News)