Theo Daily Mail, ước tính 17.000 người đã tham gia vào cuộc tuần hành ở thủ đô Berlin ngày 1/8, bất chấp tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. (Nguồn: Daily Mail)Mục đích của những người biểu tình là nhằm phản đối các biện pháp hạn chế của chính phủ, vì cho rằng các biện pháp này xâm phạm quyền tự do cá nhân.Được biết, các biện pháp hạn chế được chính phủ Đức áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó nói rằng, những biện pháp này là cần thiết.Hầu hết người dân Đức tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang,... song vẫn có một bộ phận thiểu số phản đối các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch lây lan.Nhiều người biểu tình hôm 1/8 không đeo khẩu trang cũng như không đảm bảo giãn cách xã hội mặc dù số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức trong những ngày gần đây tăng trở lại.Cảnh sát Berlin đã đệ đơn khiếu nại nhà tổ chức biểu tình vì không đảm bảo những người tham gia đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách.Những người biểu tình tuần hành ở thủ đô Berlin hôm 1/8.Trong ngày 1/8, nhà chức trách Đức thông báo đã ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 210.697 người, trong đó có 9.224 ca tử vong.Trước sự gia tăng của số ca nhiễm mới COVID-19 tại Đức, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier ngày 1/8 đã kêu gọi các hình phạt cứng rắn hơn đối với việc vi phạm các quy định nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.Chính phủ Đức cũng có kế hoạch áp dụng xét nghiệm bắt buộc đối với người đi du lịch trở về từ những khu vực có nguy cơ dịch cao.Người biểu tình tập trung ở khu vực Cổng Brandenburg. Giới chức trách lo ngại các cuộc biểu tình này sẽ khiến dịch bệnh lan rộng.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Theo Daily Mail, ước tính 17.000 người đã tham gia vào cuộc tuần hành ở thủ đô Berlin ngày 1/8, bất chấp tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. (Nguồn: Daily Mail)
Mục đích của những người biểu tình là nhằm phản đối các biện pháp hạn chế của chính phủ, vì cho rằng các biện pháp này xâm phạm quyền tự do cá nhân.
Được biết, các biện pháp hạn chế được chính phủ Đức áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó nói rằng, những biện pháp này là cần thiết.
Hầu hết người dân Đức tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang,... song vẫn có một bộ phận thiểu số phản đối các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch lây lan.
Nhiều người biểu tình hôm 1/8 không đeo khẩu trang cũng như không đảm bảo giãn cách xã hội mặc dù số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức trong những ngày gần đây tăng trở lại.
Cảnh sát Berlin đã đệ đơn khiếu nại nhà tổ chức biểu tình vì không đảm bảo những người tham gia đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách.
Những người biểu tình tuần hành ở thủ đô Berlin hôm 1/8.
Trong ngày 1/8, nhà chức trách Đức thông báo đã ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 210.697 người, trong đó có 9.224 ca tử vong.
Trước sự gia tăng của số ca nhiễm mới COVID-19 tại Đức, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier ngày 1/8 đã kêu gọi các hình phạt cứng rắn hơn đối với việc vi phạm các quy định nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Chính phủ Đức cũng có kế hoạch áp dụng xét nghiệm bắt buộc đối với người đi du lịch trở về từ những khu vực có nguy cơ dịch cao.
Người biểu tình tập trung ở khu vực Cổng Brandenburg. Giới chức trách lo ngại các cuộc biểu tình này sẽ khiến dịch bệnh lan rộng.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)